Danh mục

Bài giảng môn: SINH HỌC (Dùng cho ngành Công nghệ RHQ&CQ)

Số trang: 55      Loại file: doc      Dung lượng: 11.12 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 1665, nhà khoa học nổi tiếng người Hà Lan Robert Hooke bằng kính hiển vitự tạo của mình, quan sát trên nút bấc đã phát hiện thấy có những khoang nhỏ hình tổong trong đó và gọi chúng là tế bào (cella).Sau đó. học thuyết tế bào được ra đời vào thế kỷ 19 đã phát biểu rằng:- Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.- Các tế bào chỉ được tạo ra từ những tế bào trước đó.- Mọi chức năng sống của sinh vật được diễn ra trong tế bào.- Các tế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn: SINH HỌC (Dùng cho ngành Công nghệ RHQ&CQ) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM – HÀ LANBài giảng môn: SINH HỌC (Dùng cho ngành Công nghệ RHQ&CQ) ệ HÀ NỘI, THÁNG 10-2008 1 Chương I SINH HỌC TẾ BÀO 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO Năm 1665, nhà khoa học nổi tiếng người Hà Lan Robert Hooke bằng kính hiển vitự tạo của mình, quan sát trên nút bấc đã phát hiện thấy có những khoang nhỏ hình tổong trong đó và gọi chúng là tế bào (cella). Sau đó. học thuyết tế bào được ra đời vào thế kỷ 19 đã phát biểu rằng: - Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. - Các tế bào chỉ được tạo ra từ những tế bào trước đó. - Mọi chức năng sống của sinh vật được diễn ra trong tế bào. - Các tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết để điều khiển các chức năngcủa mình. - Có thể truyền vật liệu di truyền này cho các thế hệ tế bào tiếp theo. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học, con người đã biết rõ tế bào là đơn vịcấu trúc và chức năng của đa số sinh vật (trừ những dạng sống tiền tế bào chẳng hạnnhư virus). Những sinh vật đơn bào như vi khuẩn, cơ thể chỉ gồm một tế bào. Cácsinh vật đa bào thì cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào. Cơ thể con người có khoảng1014 tế bào. Dù có kích thước và chức năng khá đa dạng, song tế bào của tất cả các loài sinhvật lại đều có thể thức cấu trúc cơ bản, khá tương đồng, đó là: mỗi tế bào đều cómàng tế bào (là bộ phận tiếp xúc với môi trường sống xung quanh), bên trong màngtế bào là chất nguyên sinh, nhân tế bào và các bào quan khác. Dựa vào mức độ tổ chức của tế bào, đặc biệt là nhân, các nhà khoa học đã phânchúng thành 2 nhóm chính đó là tế bào prokaryota (còn gọi là tế bào nhân sơ hay tế bàochưa có nhân chính thức) và tế bào eukaryota (còn gọi là tế bào nhân thật hay tế bào cónhân điển hình). 1.2. CẤU TRÚC TẾ BÀO PROKARYOTA Tế bào prokaryota còn được gọi là tế bào tiền nhân, tế bào nhân sơ hay tế bàochưa có nhân chính thức (theo tiếng Hylạp karyon là nhân, prokary là tiền nhân haynhân sơ). Loại tế bào này chỉ có một đại diện sinh vật duy nhất là vi khuẩn. Tuynhiên, vi khuẩn có vô cùng nhiều chủng loại và phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất. 2 mesosom tế bào chất thylacoid ribosome Hình I .1 Hình I.1. Sơ đồ cấu tạo vi khuẩn điển hình Đặc điểm nổi bật của loại tế bào này là: Chưa có nhân chính thức (mới chỉ cómiền nhân), kích thước tế bào nhỏ, số lượng bào quan ít, vật chất di truyền chỉ gồmmột phân tử ADN dạng vòng không được liên kết với protein hoặc có nhưng rất ít. Nóđược cấu tạo gồm các thành phần sau: 1.2.1. Thành tế bào(vách tế bào) Thành tế bào là bộ phận nằm ngoài cùng của tế bào prokaryota. Nó là một lớpmàng dày, được cấu tạo chủ yếu bởi hợp chất peptidoglycan, đôi khi có thêm một sốaxitamin không phổ biến hoặc thêm một số hợp chất lipit. Thành tế bào có tác dụngđể tạo hình dạng cho tế bào và bảo vệ tế bào chống lại các tác nhân bất lợi từ môitrường (nhiệt độ, pH, hóa chất độc…). Năm 1884, H.C Gram đã tìm ra phương pháp nhuộm tế bào vi khuẩn. Dựa vào đó,vi khuẩn được chia thành hai nhóm là vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương. Vikhuẩn Gram âm có cấu tạo thành tế bào phức tạp hơn, có khả năng thích nghi với môitrường cao hơn vi khuẩn Gram dương. 1.2.2. Màng sinh chất (Màng tế bào) Màng sinh chất của tế bào prokaryota về cơ bản cũng giống với màng sinh chấtcủa tế bào eukaryota. Nó được cấu tạo bởi hai lớp phospholipit, có cực kị nước quayvào nhau tạo thành vùng khô và cực ưa nước quay ra ngoài. Xuyên qua hai lớp hoặctrên mỗi lớp phospholipit có các phân tử protein. Trên màng còn có một số chỗ lõm sâuvào tạo thành mào để tăng diện tích tiếp xúc, nhờ đó làm tăng khả năng trao đổi chấtgiữa tế bào với môi trường. Nhiệm vụ của màng sinh chất là: Kiểm soát quá trình trao đổi chất, duy trì áp suấtthẩm thấu của tế bào, là nơi sinh tổng hợp các thành phần của thành tế bào và các hợpchất để tạo bao nhày phía ngoài cùng của thành tế bào, là nơi thực hiện quá trìnhphosphoryl hoá oxy hoá và phosphoryl hoá quang hoá ở những vi khuẩn quang hợp. 1.2.3. Chất nguyên sinh Là một hệ thống chất lỏng với khoảng 80% là nước, phần còn lại là các nguyên tốhóa học (có khoảng hơn 50 nguyên tố) và các hợp chất hữu cơ như protein, axitnucleic, l ...

Tài liệu được xem nhiều: