Bài giảng Ngân hàng trung ương do ThS. Nguyễn Anh Tuấn biên soạn cung cấp cho người học các kiến thức: Quá trình ra đời & phát triển NHTƯ, mô hình tổ chức NHTƯ, bản chất và chức năng NHTƯ, chính sách tiền tệ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Ngân hàng trung ương - ThS. Nguyễn Anh Tuấn NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1 Quá trình ra đời & phát triển NHTƯ 2 Mô hình tổ chức NHTƯ 3 Bản chất & chức năng NHTƯ 4 Chính sách tiền tệ 4.1 Khái niệm 4.2 Mục tiêu 4.3 Các công cụ 1 Quá trình ra đời của ngân hàng trung ương Giai đoạn 1 ra đời ngân hàng phát hành độc quyền. Từ cuối thế kỷ 17 trở về trước, hoạt động ngân hàng mang 2 đặc trưng lớn: - Các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo ra một hệ thống, không ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. - Mỗi ngân hàng đều có chức năng hoạt động gần giống như nhau, đó là: nhận ký thác, cho vay, chiết khấu thương phiếu, phát hành giấy bạc vào lưu thông và thực hiện các dịch vụ tiền tệ như đổi tiền, chuyển ngân, thanh toán … Đến thế kỷ 18, sản xuất phát triển, lưu thông hàng hóa được mở rộng cả về qui mô lẫn phạm vi, đòi hỏi lưu thông tín dụng cũng phải có phạm vi rộng để đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Việc tồn tại nhiều ngân hàng cùng thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền trong một nền kinh tế, dễ làm cho lưu thông tiền tệ hỗn loạn, cản trở quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Các quốc gia bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng, bằng cách ban hành các đạo luật, chỉ cho phép một số ngân hàng đáp, ứng được những tiêu chuẩn qui định mới được phát hành tiền vào lưu thông. Từ đó đưa đến - Ngân hàng trung gian: Là loại ngân hàng không được phép phát hành giấy bạc ngân hàng, mà chỉ được phép giao dịch với công chúng, thực hiện kinh doanh tiền tệ thuần túy - Ngân hàng phát hành: Đây là những ngân hàng lớn, có uy tín, tài chính vững mạnh, được phép phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông. Giai đoạn 2: Giai đoạn ngân hàng phát hành độc quyền phát triển thành ngân hàng trung ương. Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã để lại nhiều bài học quí giá về vấn đề phát hành tiền, tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động của nền kinh tế vĩ mô như sự tăng trưởng, suy thoái, thất nghiệp, ổn định giá cả và lạm phát Giải pháp cho vấn đề này là các nước lần lượt quốc hữu hóa ngân hàng phát hành độc quyền. Khái niệm “Ngân hàng trung ương” đã ra đời thay thế cho khái niệm “Ngân hàng phát hành độc quyền”. 2 Mô hình tổ chức NHTƯ 3 Bản chất & chức năng 3.1 Bản chất NHTƯ : Là ngân hàng phát hành công quản, có thể độc lập hoặc phụ thuộc chính phủ, vừa thực hiện chức năng độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông, vừa thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Trong hoạt động, nó không giao dịch với công chúng mà chỉ giao dịch với kho bạc và các ngân hàng trung gian. 3.2 Chức năng NHTƯ - Độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết khối lượng tiền cung ứng. Giấy bạc ngân hàng không phải là thành phần duy nhất và cũng không chiếm tỷ trọng lớn trong khối tiền cung ứng, nhưng lại là yếu tố quyết định chi phối các thành phần khác của khối tiền. Thể hiện ngân hàng thương mại không thể tạo ra tiền, nếu như không có sự xuất hiện giấy bạc của NHTƯ. Hoạt động cung ứng tiền của NHTƯ tác động một cách trực tiếp đến độ tăng, giảm của tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến cả sản xuất và tiêu dùng. Do vậy, việc phát hành giấy bạc ngân hàng của NHTƯ phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế cả về số lượng lẫn cơ cấu cũng như yêu cầu quản lý vĩ mô. NHTƯ cần phải kiểm soát toàn bộ khối lượng tiền cung ứng, tổ chức công tác điều hòa lưu thông tiền tệ, kiểm soát quá trình tạo tiền của các ngân hàng trung gian - Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng + Ngân hàng trung ương mở tài khoản và nhận tiền gởi của các ngân hàng trung gian . Tiền gởi dự trữ bắt buộc khoản tiền gởi này áp dụng bắt buộc đối với các ngân hàng trung gian có huy động vốn tiền gởi của công chúng. Mức dự trữ cao hay thấp tùy theo qui định của ngân hàng trung ương trong từng thời kỳ cho phù hợp với chiùnh sách tiền tệ . Tiền gởi thanh toán, khoản tiền gởi thanh toán tại ngân hàng trung ương, mục đích là để đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên giữa các ngân hàng với nhau và để điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc khi cần + Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian, việc ngân hàng trung ương cho ngân hàng trung gian vay là một hành động phát hành tiền. + Ngân hàng trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng NHTƯ là cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng . Ngân hàng trung ương thẩm định và cấp giấy chứng nhận . Điều tiết các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trung gian . Thanh tra và kiểm soát ngân hàng thương mại - Ngân hàng trung ương là ngân hàng của nhà nước Ngân hàng trung ương tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, soạn thảo chính sách tiền tệ, kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện chính sách tiền tệ. NHTƯ với tư cách là một cơ quan quản lý nhà nước về các mặt tiền tệ - tín dụng - ngân hàng, ngân hàng trung ương có quyền kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nội dung của chính sách tiền tệ, mà chủ yếu là thông qua việc thực hiện vai trò chỉ huy của mình đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của quốc gia NHTƯ nhận tiền gởi của của kho bạc nhà nước, tổ chức thanh toán giữa kho bạc với ngân hàng trung gian, làm đại lý phát hành các loại trái phiếu nhà nước, quản lý dự trữ quốc gia và cho chính phủ vay để cân bằng thu-chi ngân sách 4 Chính sách tiền tệ - Chính sách tiền tệ là tổng hòa những phương thức mà ngân hàng trung ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định - Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và kiểm soát lạm phát. Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ . Dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là phần tiền gởi mà các ngân hàng trung g ...