Danh mục

Bài giảng Nghiên cứu bệnh chứng - Ths. Trương Bá Nhẫn

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.10 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Nghiên cứu bệnh chứng trình bày đại cương về nghiên cứu bệnh chứng, các vấn đề cần thiết kế & thực hiện trong nghiên cứu bệnh chứng, thu thập thông tin về bệnh, thu thập thông tin về bệnh và tiếp xúc, lí giải kết quả nghiên cứu bệnh chứng. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Y.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nghiên cứu bệnh chứng - Ths. Trương Bá Nhẫn NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG Ths. Trương Bá Nhẫn Bộ môn Dịch tễ học Khoa YTCC – Trường ĐHYD Cần Thơ ĐẠI CƯƠNG • Nghiên cứu bệnh – chứng là một trong hai loại nghiên cứu DTH phân tích quan sát • Đối tượng chọn lựa ngay từ đầu là: những người có / không có mắc bệnh quan tâm nghiên cứu. NC này có 2 nhóm: Nhóm bệnh gồm những người có mắc căn bệnh Nhóm chứng gồm những người không mắc bệnh đang được nghiên cứu. →Tỉ số chênh về tiếp xúc và không tiếp với yếu tố nguy cơ nghi ngờ là nguyên nhân của bệnh được so sánh giữa hai nhóm. ĐẠI CƯƠNG Tiền sử tiếp xúc của 2 nhóm sẽ được xác định bằng cách: hỏi trực tiếp, khảo sát các hồ sơ bệnh lý, hoặc các loại hồ sơ khác. NC bệnh - chứng giúp đánh giá sự kết hợp giữa bệnh tật và tiếp xúc. Thích hợp với các bệnh có thời kỳ tiềm ẩn kéo dài /bệnh hiếm. ĐẠI CƯƠNG Chọn ca bệnh: ca bệnh hiện mắc / mới mắc. Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa các yếu tố tiếp xúc và bệnh tật Giúp đánh giá sự tương tác giữa các yếu tố tiếp xúc đưa đến sự xuất hiện bệnh. ĐẠI CƯƠNG • Ưu điểm: Nhanh, ít tốn kém. Rất thích hợp NC các bệnh: có thời kỳ tiềm ẩn dài (latent period). các bệnh hiếm. Cùng lúc khảo sát tác động của nhiều yếu tố căn nguyên của bệnh. Bước đầu tìm được bệnh căn và biện pháp phòng chống ở những bệnh mà sự hiểu biết về bệnh còn hạn chế. ĐẠI CƯƠNG • Hạn chế: Không hiệu quả trong đánh giá các tiếp xúc hiếm, trừ trường hợp phần trăm nguy cơ quy trách cao. Không thể tính trực tiếp tỷ lệ bệnh mới ở nhóm tiếp xúc và không tiếp xúc. Mối quan hệ thời gian giữa tiếp xúc và bệnh tật: khó xác định Có nhiều sai số hệ thống, đặc biệt là sai số chọn lựa và sai số nhớ lại. CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Nhóm bệnh và nhóm chứng phải tương đồng:  chọn lựa đối tượng nghiên cứu &  nguồn thông tin về sự tiếp xúc CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Lựa chọn nhóm bệnh: Xem xét: tiêu chuẩn chẩn đoán, nguồn cung cấp số ca bệnh, bệnh mới hay bệnh toàn bộ. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh: rõ ràng, chính xác sao cho những người được chọn vào nhóm bệnh hoàn toàn thuần nhất, chính xác dù biểu hiện của nhiều bệnh có thể rất giống nhau. CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN Thí dụ: K cổ tử cung & thân tử cung có ra huyết âm đạo K thân tử cung: tình trạng kinh tế xã hội cao, có ít bạn tình. K cổ tử cung: tình trạng kinh tế xã hội thấp, có nhiều bạn tình. Nếu các tiêu chuẩn chẩn đoán không tách biệt, các đối tượng nhận vào nhóm bệnh sẽ không thuần nhất → trở ngại đến việc truy tìm nguyên nhân. CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Thí dụ: NC bệnh-chứng để kiểm định mối quan hệ giữa thói quen vệ sinh và tiêu chảy cấp ở trẻ em < 5 tuổi. Tiêu chuẩn nhận vào: tiêu chảy cấp  Số lần đi tiêu: + 3 lần hay hơn 3 lần /ngày + Tăng bất thường so với trước đây  Tính chất phân: + lỏng (không thành khuôn) hay + toàn nước  Thời gian kéo dài: < 2 tuần Tiêu chuẩn loại trừ: Có suy dinh dưởng kèm theo. CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Nguồn cung cấp cho nhóm bệnh: Những người bị bệnh được điều trị tại cơ sở y tế: NC bệnh chứng dựa vào bệnh viện.  được dùng nhiều vì dễ thực hiện và ít tốn kém Những người bị bệnh lấy từ trong quần thể, cộng đồng: NC bệnh chứng dựa vào quần thể (tất cả những người bị bệnh hay một ngẫu nhiên từ quần thể)  kiểm soát những sai số hệ thống do chọn lựa  kinh phí và giá thành cao CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Chọn ca bệnh mới / ca bệnh toàn bộ:  Chọn ca bệnh toàn bộ:  dễ đạt cỡ mẫu (nhất là bệnh hiếm).  lý giải kết quả có thể gặp rắc rối vì khó xác định quan hệ thời gian  Chọn ca bệnh mới: chỉ chọn ca bệnh ngay khi vừa chẩn đoán xong  Đòi hỏi thời gian dài mới đạt cỡ mẫu  Quan hệ thời gian xác định rõ Khi xác định một yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân của bệnh, thì phải xác định chắc chắn rằng sự tiếp xúc đã xảy ra trước khi phát bệnh CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Lựa chọn nhóm bệnh theo hướng đại diện hay không? Mẫu ngẫu nhiên thì kết quả thu được từ nghiên cứu của mẫu sẽ dể cho việc tổng quát hóa (ngoại suy) kết quả nghiên cứu. Bất kỳ nghiên cứu nào, điều cần lưu ý trước tiên là tính giá trị NC chứ không phải việc tổng quát hoá kết quả NC. Nếu nhóm bệnh được lấy từ một quần thể không hoàn toàn đại diện, nhưng nếu nhóm này cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy thì tốt hơn là mẫu đại diện nhưng thông tin không đủ & thiếu tin cậy CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Chọn nhóm chứng: Là nhóm người không mắc bệnh nghiên cứu dùng để so sánh sự khác biệt về tần suất và mức độ tiếp xúc với yếu tố nguy cơ so với nhóm bệnh. Chọn nhóm chứng sao cho s ...

Tài liệu được xem nhiều: