Danh mục

Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 8

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.31 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Nhà nước và pháp luật chương 8 Luật dân sự Việt Nam bao gồm các nội dung chính: khái quát chung về luật dân sự Việt Nam, đối tượng điều chỉnh và chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự... Luật dân sự là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về địa vị pháp lý của các cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác, quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 8 CHƯƠNG VIII LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAMI. Khái quát chung về luật dân sự Việt Nam1. Khái niệmLuật dân sự là một ngành luật quan trọng trong hệ thốngpháp luật Việt Nam, gồm tổng hợp các quy phạm phápluật quy định về địa vị pháp lý của các cá nhân, phápnhân, các chủ thể khác; quy định về quyền và nghĩa vụcủa các chủ thể liên quan đến nhân thân và tài sản trongcác quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh,thương mại, lao động (gọi chung là quan hệ pháp luậtdân sự) (điều 1 Bộ luật dân sự).2. Đối tượng điều chỉnh• Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự gồm hai nhóm quan hệ quan hệ xã hội sau:+ Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa người với ngườithông qua một tài sản nhất định. Tài sản theo pháp luậtdân sự có thể là: vật, tiền, giấy trị giá được bằng tiền vàcác quyền tài sản.+ Quan hệ nhân thân: là quan hệ gắn liền với mỗi cánhân, không thể chuyển giao được cho người khác trừtrường hợp pháp luật có quy định. Quan hệ nhân thânđược chia thành hai loại là: quan hệ nhân thân gắn vớitài sản và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản.Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là:- Cá nhân;- Pháp nhân;- Hô gia đình;- Tổ hợp tác(năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân đãtìm hiểu trong chương 4 về quan hệ pháp luật).3. Phương pháp điều chỉnh: Luật dân sự sử dụng phương pháp bình đẳng – thoả thuận.Đặc trưng của phương pháp này là các chủ thể khi tham giavào quan hệ pháp luật sự bình đẳng với nhau về quyền vànghĩa vụ. Trong pháp luật dân sự Nhà nước không trực tiếp dùngquyền lực của mình để can thiệp vào các quan hệ xã hội. Cácchủ thể được tự do, tự nguyện giao kết xác lập các quan hệpháp luật theo ý chí của mình trên cơ sở không trái với quyđịnh của pháp luật.II. Một số chế định cơ bản của Luật dân sự1. Tài sản và quyền sở hữu tài sản:• Khái niệm tài sản: bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (điều 163 BLDS). Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền vàcó thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cảquyền sở hữu trí tuệ.Nội hàm của quyền sở hữu bao gồm ba nhánh quyền năng sau:- Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Quyềnchiếm hữu chỉ ra khả năng kiểm soát và chiếm giữ tài sản trênthực tế của chủ sở hữu.- Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoalợi, lợi tức, được thai thác những lợi ích vật chất của tài sảntrong phạm vi pháp luật cho phép.- Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặctừ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu tài sản có thể tự mình hoặc ủy quyền cho ngườikhác thực hiện một hoặc cả ba quyền năng trên.• Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu:- Chủ sở hữu tài sản có thể tự mình hoặc ủy quyền cho ngườikhác thực hiện một hoặc cả ba quyền năng trên.- Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mìnhđối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnhhưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước hoặc chủ thểkhác.- Quyền sở hữu hợp pháp được pháp luật công nhận và bảovệ. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt quyền sở hữu củamình đối với tài sản. Chủ sở hữu bị xâm phạm quyền lợi hợppháp của mình có quyền tự bảo vệ, ngăn cản người khác cóhành vi xâm phạm quyền sở hữu, yêu cầu cơ quan có thẩmquyền can thiệp khi cần thiết. Pháp luật dân sự việt nam quy định các hình thức sở hữusau:+ Sở hữu nhà nước;+ Sở hữu tập thể;+ Sở hữu tư nhân;+ Sở hữu chung;+ Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;+ Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chứcxã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;2. Hợp đồng dân sự* Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bênvề việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dânsự.* Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự:Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắcsau:- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật,đạo đức xã hội;- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngaythẳng.* Điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực:Để một hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp luật, cần đáp ứngđầy đủ ba yếu tố sau:+ Chủ thể của hợp đồng: phải có năng lực hành vi dân sự đầyđủ. + Nội dung hợp đồng: Không trái pháp luật, đạo đức xã hội.Không vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng. + Hình thức hợp đồng: Hợp đồng dân sự có thể được giao kếtbằng hành vi, bằng lời nói, hoặc văn bản. Hợp đồng bằng văn bản cũng có nhiều loại: có người làmchứng, không có người làm chứng, được công chứng hoặcchứng thực, được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền. Ngày nay văn bản của hợp đồng còn thể hiện bằng cácthông điệp điện tử: điện báo, telex, fax.* Hợp đồng dân sự vô hiệu trong các trường hợp sau: - Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật,xâm phạm đến lợi ích công cộng hoặc trái với đạo đức xã hội; - Chủ thể không đủ năng lực; - Hợp đồng dân sự giả tạo; - Hợp đồng dân sự không được thể hiện dưới hình thức luậtđịnh; - Hợp đồng dân được gia ...

Tài liệu được xem nhiều: