Danh mục

Bài giảng Nhi khoa 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)

Số trang: 142      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.23 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 35,000 VND Tải xuống file đầy đủ (142 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của tập bài giảng Nhi khoa 1 sẽ giúp sinh viên kể được tên 6 thời kỳ của thai nhi; mô tả được đặc điểm bình thường của mỗi thời kỳ; kể được hậu quả, nếu có bất thường; vẽ được sơ đồ về tốc độ phát triển theo tuổi của các bộ phận: não, thể chất (chiều cao, cân nặng), cơ quan sinh dục và tổ chức lympho; nêu được số liệu dịch tễ học đặc trưng cho mỗi thời kỳ. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nhi khoa 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017) Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN KHOA Y Bài Giảng NHI KHOA I Đơn vị biên soạn: Khoa Y Tham Gia Biên Soạn: 1. BS.CKI. Huỳnh Cẩm Huy 2. ThS.BS. Nguyễn Thị Mỹ Hà 3. BS.CKI. Đỗ Thị Diễm Phƣơng 4. BS.CKI. Nguyễn Thị Hồng Yến 5. BS. Trang Kim Phụng Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Mục lục Chƣơng 1 : Dinh dƣỡng và phát triển ........................................................................1 1. CÁC THỜI KỲ CỦA TUỔI TRẺ ......................................................................1 2. SỰ TĂNG TRƢỞNG THỂ CHẤT TRẺ EM ...................................................21 3. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VÀ VẬN ĐỘNG ..........................................40 4. NHU CẦU ĂN UỐNG TRẺ EM .....................................................................54 5. NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ ..........................................................................65 6. DỨT SỮA VÀ CHO ĂN DẶM .......................................................................88 7. BỆNH SUY DINH DƢỠNG ............................................................................96 8. BỆNH THIẾU VITAMIN A ..........................................................................117 9. BỆNH CÒI XƢƠNG DO THIẾU VITAMIN D ............................................126 Chƣơng 2 : Bệnh lý tiêu hóa ..................................................................................140 10. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA Ở TRẺ EM ..........................................140 11. BỆNH TIÊU CHẢY .....................................................................................150 12. TÁO BÓN Ở TRẺ EM .................................................................................181 13. NÔN TRỚ TRẺ EM .....................................................................................192 14. NHIỄM GIUN Ở TRẺ EM ...........................................................................204 15. ĐAU BỤNG .................................................................................................215 Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Chƣơng 1 : Dinh dƣỡng và phát triển CÁC THỜI KỲ CỦA TUỔI TRẺ MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Kể đƣợc tên 6 thời kỳ. 2. Mô tả đƣợc đặc điểm bình thƣờng của mỗi thời kỳ. 3. Kể đƣợc hậu quả, nếu có bất thƣờng. 4. Vẽ đƣợc sơ đồ về tốc độ phát triển theo tuổi của các bộ phận: não, thể chất (chiều cao, cân nặng), cơ quan sinh dục và tổ chức lympho. 5. Nêu đƣợc số liệu dịch tễ học đặc trƣng cho mỗi thời kỳ. NỘI DUNG Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng về cấu tạo và sinh lý. Từ lúc thụ thai đến tuổi trƣởng thành trẻ phải trải qua hai hiện tƣợng: Trƣớc hết là sự tăng trƣởng, một hiện tƣợng phát triển về số, do tăng số lƣợng và kích thƣớc của tế bào ở các mô, sau đó là sự trƣởng thành, một hiện tƣợng về chất, do có sự thay đổi về cấu trúc của một số bộ phận, dẫn đến thay đổi về chức năng tế bào. Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ có tính chất toàn diện, cả về thể chất, tâm thần và vận động. Tốc độ phát triển phải đƣợc nhịp nhàng hài hòa. Vì vậy, không thể nói đến sự bình thƣờng của trẻ mà không chia ra từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng về sinh lý và bệnh lý. Nhƣng giữa các giai đoạn không có ranh giới rõ ràng. Giai đoạn trƣớc chuẩn bị cho giai đoạn sau. Có nhiều cách chia, thƣờng ngƣời ta chấp nhận sáu thời kỳ sau đây:  Bào thai.  Sơ sinh. 1 Bài giảng Nhi Khoa 1 2017  Nhũ nhi.  Răng sữa.  Thiếu niên.  Dậy thì. 1. THỜI KỲ BÀO THAI Bắt đầu từ khi thụ thai đến lúc sanh, trung bình 270 ± 15 ngày, tính từ ngày đầu tiên của lần kinh nguyệt cuối cùng. Thời kỳ này chia làm hai giai đoạn: 1.1. Giai đoạn phát triển phôi 1.1.1. Đặc điểm sinh lý Ở 3 tháng đầu thai kỳ: dành cho sự tƣợng hình và biệt hóa các bộ phận. Mỗi bộ phận đƣợc tƣợng hình theo quy định cụ thể về thời gian: nếu đúng lúc không tƣợng thì mãi mãi sau này không thể tƣợng bù. Trong 3 tháng này các tế bào cơ thể phát triển về số lƣợng nhiều hơn khối lƣợng do đó thai tăng cân ít, chủ yếu dài ra nhiều, và 100% các bộ phận phải đƣợc tƣợng hình để tạo ra con ngƣời thật sự. 1.1.2. Đặc điểm bệnh lý Một số yếu tố có thể gây rối loạn hoặc cản trở sự tƣợng hình và gây sẩy thai, quái thai hay dị tật bẩm sinh khi mẹ trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố đó:  Độc chất: Dioxin...  Thuốc: an thần, kháng sinh, nội tiết tố, thuốc chống ung thƣ.  Nhiễm trùng: siêu vi nhƣ rubella, c ...

Tài liệu được xem nhiều: