Danh mục

Bài giảng Nhi khoa 4: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.43 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (83 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Nhi khoa 4 tiếp tục giúp sinh viên nêu được định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của hôn mê trẻ em cũng như dịch tễ học một số bệnh lý gây nên hôn mê trẻ em; trình bày các biểu hiện, thể lâm sàng cũng như cận lâm sàng để chẩn đoán; chẩn đoán được ngộ độc ở trẻ em; giải thích được 13 bước cần thiết trong xử trí sơ cứu; phân tích được 4 bước chính trong xử trí ngộ độc tại bệnh viện;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nhi khoa 4: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017) Bài giảng nhi khoa IV 2017 Chƣơng 9 : Cấp cứu – Tai nạn – Ngộ độc HÔN MÊ Ở TRẺ EM MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Nêu định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của hôn mê trẻ em cũng nhƣ dịch tễ họcmột số bệnh lý gây nên hôn mê trẻ em. 2. Trình bày các biểu hiện, thể lâm sàng cũng nhƣ cận lâm sàng để chẩn đoán 3. Trình bày về phần đánh giá và phân loại mức độ hôn mê. 4. Phân tích đƣợc những nguyên nhân gây hôn mê. 5. Phân tích đƣợc các nguyên tắc xử trí hôn mê ở trẻ em. NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA Hôn mê là một trạng thái bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân với biểu hiệnlâm sàng gồm rối loạn ở mức độ khác nhau về ý thức, vận động tự chủ, cảm giác, cóthể còn duy trì hay rối loạn nghiêm trọng tuần hoàn, hô hấp và bài tiết. 2. DỊCH TỄ HỌC MỘT SỐ BỆNH GÂY HÔN MÊ Theo nghiên cứu của Mỹ, hầu hết các trẻ mắc phải hội chứng Reye đều bị hônmê cấp. Nghiên cứu mới đây ở Bệnh viện Nhi Đồng I và II, 30-50 % trẻ nhũ nhi nhậpviện do xuất huyết não bị hôn mê và kinh giật. Tần suất này có thể cao hơn ở sơ sinh. Nghiên cứu năm 2000-2002 tại Bệnh viện Nhi Đồng II, tỉ lệ hôn mê ở trẻ bịviêm não màng não 12-13%. Do đó tần suất hôn mê ở các loại bệnh có khác nhau vàthay đổi theo vùng và quốc gia. Tần suất này thay đổi tùy theo độ nặng của bệnh, tùytheo sự phát hiện và điều trị sớm hay muộn nguyên nhân gây bệnh và các biếnchứng. 3. CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU Hôn mê càng lâu và độ hôn mê càng nặng làm tăng tỉ lệ biến chứng và dƣchứng. Do đó xử trí cấp cứu ban đầu rất quan trọng cũng nhƣ phát hiện và điều trịsớm nguyên nhân làm giảm tỉ lệ tử vong và dƣ chứng. Tuy nhiên vấn đề phòng ngừa bệnh sinh gây hôn mê có tính quyết định làmgiảm tỉ lệ tử vong và dƣ chứng. Hiện nay các màng lƣới phòng chống sốt rét, chích ngừa viêm màng não vàviêm não Nhật Bản, cho vitamin K phòng ngừa ở trẻ sơ sinh... tỏ ra có hiệu quả trongsự giảm tần suất bệnh và làm giảm tỉ lệ tử vong và dƣ chứng. 153 Bài giảng nhi khoa IV 2017 Dù hôn mê cần chuyển lên tuyến trên nhƣng ở tuyến cơ sở cần biết xử trí sơ cứu hôn mê. 4. BỆNH SINH Tổn thƣơng cấu trúc 2 bán cầu đại não, hệ thống lƣới thân não và suy chức năng vỏ não do tế bào thần kinh rất nhạy cảm với sự thiếu oxy, rối loạn biến dƣỡng, ion máu và các chất độc nhất là ở trẻ nhỏ. 4.1. Rối loạn tuần hoàn máu ở não do - Thiếu máu cục bộ gây phù não, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch. - Phù nề quanh mạch máu, quanh tế bào não. - Xuất huyết - Rối loạn tuần hoàn làm rối loạn dinh dƣỡng tổ chức não, rối loạn chuyển hóa trong tế bào thần kinh. Có trƣờng hợp rối loạn tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong bệnh hôn mê, một số trƣờng hợp khác là yếu tố phụ trợ..... 4.2. Rối loạn tuần hoàn dịch não tủy Ứ đọng dịch não tủy giữa các tổ chức, quanh các mạch máu não, phù não cấp, tràn dịch não cấp, gây tăng áp lực sọ não. Rối loạn vận chuyển dịch não tủy có quan hệ trực tiếp với rối loạn tuần hoàn. 4.3. Rối loạn thăng bằng kiềm toan Ảnh hƣởng đến trạng thái chức năng của tế bào, rối loạn dinh dƣỡng tổ chức não, cuối cùng gây hoại tử tế bào. 5. LÂM SÀNG Bệnh nhân mất ý thức, mất vận động tự chủ, mất cảm giác, mất phản xạ và phản ứng với kích thích. Rối loạn chức năng thực vật nội tạng, đồng thời hô hấp và tuần hoàn bị rối loạn nghiêm trọng. 5.1. Trạng thái tiền hôn mê Có ba mức độ. - Lú lẫn: ý thức chƣa mất nhƣng trả lời không chính xác, mất định hƣớng về 154 Bài giảng nhi khoa IV 2017 không gian, thời gian và bản thân. - Ngủ gà: nằm li bì, lay gọi còn mở mắt nhƣng chậm chạp, không chính xác rồi lại nhắm mắt ngủ. - U ám: lay gọi còn mở mắt nhƣng không trả lời, kích thích đau còn đáp ứng, có thể kêu rên, vật vã, giãy giụa. 5.2. Mức độ hôn mê Phụ thuộc vào mức độ rối loạn hệ thống thần kinh trung ƣơng, về phƣơng diện lâm sàng, trạng thái hôn mê chia làm 4 mức độ: Khi đánh giá mức độ hôn mê ta cần lƣu ý các điểm sau: Tình trạng tri giác. Các phản xạ: đồng tử, giác mạc, nuốt Rối loạn thần kinh thực vật Tƣ thế bất thƣờng đặc biệt 5.2.1. Hôn mê mức độ I Hôn mê nông, ức chế vỏ não lan rộng. Mất ý thức chƣa sâu sắc: kích thích đau (cấu, véo) còn phản ứng kêu và động tác tay chân. Phản xạ đồng tử với ánh sáng, phản xạ nuốt đáp ứng chậm, phản xạ giác mạc giảm. Chƣa có rối loạn thần kinh thực vật. 155 Bài giảng nhi khoa IV 2017 5.2.2. Hôn mê mức độ II Quá trình bệnh lý lan xuống dƣới và vùng gian não. Mất ý thức hoàn loàn: kích thích đau đáp ứng yếu ...

Tài liệu được xem nhiều: