Danh mục

Bài giảng Những rối loạn nhịp tim do nhiễm độc Digitan - TS. Đinh Minh Tân

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.28 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Những rối loạn nhịp tim do nhiễm độc Digitan" giới thiệu tới người đọc các nội dung: Tính chất lý hóa rối loạn nhịp tim, chuyển hóa Digitan, cơ chế tác dụng Digitan, tính chất dược lý Digitan, nguyên nhân rối loạn nhịp tim do nhiễm độc Digitan, cơ chế loạn nhịp tim, phân loại nhiễm độc Digitan,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Những rối loạn nhịp tim do nhiễm độc Digitan - TS. Đinh Minh TânNHỮNG RỐI LOẠN NHỊP TIM DO NHIỄM ĐỘC DIGITAN TS. ĐINH MINH TÂN Tính chất lý hóa: Các glycozit trợ tim có chủ yếu trong các dược liệu:  Dương địa hoàng(digitalis) gồm : D.purpurea, D. lanata, D.ferruginea, D.ciliata…  Strophantus, gồm: S. kombe, S. gratus, S. hispidus, S. divaricatus…  Hành biển(Scilla maritima L.)  Trúc đào (Nerium oleander L .)  Thông thiên (Thevetia neriifolia zuss )  Muguet (Convallaria mazalis L .)  Adonis (Adonis vernalis L .)• Tất cả các loại Digitan này đều chứa glycozit mà khi thủy phân glycozit sẽ cho :• Phần Aglycon (Genin) có tác dụng chủ yếu trên tim .• Phần đường ( Glucoza,Ramnoza, Galactoza… )không hoặc ít có tác dụng trên tim, nhung lại làm tăng tác dụng của phần genin. Chuyển hóa : Hấp thu :  Digitalin (Digitoxin) tan nhiều trong lipit nên được hấp thu > 90%, Digoxin hòa tan vừa phải nên hấp thu ít hơn 60 – 70 %.  Uabain không hòa tan trong lipit nên không hấp thu qua đường tiêu hóa, do đó p[hải dùng theo đường tiêm TM. Khuyếch tán trong cơ thể: sau khi được hấp thu qua dường tiêu hóa, các glycozit vào máu liên kết với protein (albumin),Digitalin liên kết 95%, Digoxin chỉ có 20 %,Uabain không liên kết với protein huyết thanh. Sự liên kết này không bền vững, thuốc dễ dược tách ra khỏi protein. Các tổ chức : thận, tim, gan, phổi cũng giữ lại glycozit trợ tim,tỷ lệ cơ tim giữ Digitalin gấp 3-5 lânhơn ở trong máu,với Digoxin lên tới 25 lần .Nồng độ này càng cao khi kali máu giảm. Chuyển hóa:• - Thủy phân giải phóng genin và đường.• - Hydro-hóa genin cho những chất bớt ưa lipit hơn.• - Epime- hóa genin.• - Bão hòa liên kết kép của vòng lacton.• - Glycuro- hoặc sunfo – liên hợp.• Quá trình chuyển hóa được thực hiện trong lưới nội tương của tế bào gan chủ yếu với Digitalin, một phần Digoxin, Uabain không chuyển hóa theo dường này.• Đào thải : - Qua nước tiểu chủ yếu, Digitalin thải trong 24 giờ 7 %, Digoxin thải 33 – 35 %, Uabain thải tới 98 % .• - Qua mật : chủ yếu với Digitalin 20 – 30 % và Digoxin 6 – 8 %. Cơ chế tác dụng : Tác động của Digitan phải thông qua việc gây mất cân bằng ion qua màng tế bào, như vậy sẽ gây ảnh huởng xấu do sự mất cân bằng này. Glycozit trợ tim rất nhạy cảm với rốilọan cân bằng do bệnh tim hay do điều trị gây nên. Tác dụng phế vị : ở cơ tim làm tăng trương lực phế vị, ức chế họat động của men cholinesteraza (Krantz J.c ,Ling J.s. l ). Ở ngoại biên làm tăng sự nhạy cảm của các cơ quan nhận cảm áp ở xoang cảnh và quai động mạch chủ ( Moe GK, Han j. ). Người ta còn cho rằng glycozit trợ tim có tác dụng kháng adrenergic, đặc biệt nếu trương lực giao cảm cơ sở mạnh . Tính chất dược lý : Làm tăng sức co bóp cơ tim . Làm tăng trương lực cơ tim Làm chậm nhịp tim . Làm giảm dẫn truyền trong nhĩ, nút nhĩ- thất . Làm giảm tính kích thích của cơ nhĩ Đối với mạch máu ở người bình thường làm co động mạch và tĩnh mạch ngoại vi gây tăng sức cản làm cản trở việc tống máu. Làm lợi tiểu, tăng đào thải Na+, K+ do khả năng ức chế của t5huốc đối với tái hấp thu Na+ ở khu vực ống lượn gần . Làm tăng nhu nđộng ruột, tăng co bóp tử cung . Làm dẫn truyên qua hạch và thần kinh – cơ được thuận lợi hơn do làm tăng lượng axetylcholin giải phóng trong các sợi tiền sinap . Chỉ định:1. Suy tim mạn tính,tác dụng của thuốc phụ thuộc các yếu tố:• Tim phải có đủ lượng máu cần thiết.• Cơ tim phải còn đủ số lượng và chất lượng .• Không có trở ngại trên đường tống máu .• Cung lượng tim phải thấp .• Nhịp tim phải nhanh . 2. Suy tim cấp tính :có thiếu oxy cấp tính.Sử dụng thuốc cần thận trọng : Trong tắc động mạch phổi, trong cơn phù phổi cấp (uabain có tác dụng tốt cùng với lợi tiểu, oxy và mocphin), nhồi máu cơ tim thận trọng vì sức chịu đựng của cơ tim đã giảm. Chống chỉ định : Có rối lọan dẫn truyền ở bất kỳ vị trí nào và mức độ nào,tăng kích thích thất nhất là co giảm kali máu, hội chứng yếu nút xoang ,mạch chậm < 70 lần/phút, bệnh cơ tim có lấp. ĐỊNH NGHĨA: Trong nhiễm độc Digitan, các rối loạn nhịp tim bao giờ cũng có mặt. Nhiều tác giả quan niệm rằng nếu nhịp tim vẫn bình thường thì không thể nói là nhiễm độc được, các triệu chứng lâm sàng như rối loạn tiêu hóa, các biến đổi tái cực trên điện tâm đồ nếu không đi kèm với lọan nhịp tim cũng không nên coi là biểu hiện nhiễm độc. Tất nhiên, chữ Digitan chỉ tất cả các glucozit tim dù lấy ở cây digitalis trắng hay đỏ ( Digitoxin, Axetyldigitoxin, Digonxin, Axetyldigoxin, Lanatosit A, B và C, Desaxetyl digitanit A, B và C), ở cây strophantus gratus, kombe hay divaricatus (Uabain, K Strophantin, D Strophantin, Axetylstronphantidin) ; ở cây trúc đào (Neriolin, Axetyloleandrin) hay ở các cây khác. Tất cả đều là những chất độc mạnh (bảng A), liều gây chết tối thiểu vào khỏang 3mg đối với những glucozit tác dụng chậm như Digitoxin, Axetyldigitoxin và 15mg đối với những thuốc tác dụng nhanh như Digoxin, Neriolin có liều gây chết giữa hai số nói trên. NGUYÊN NHÂNA – SỰ PHỔ BIẾN DÙNG THUỐC DIGITAN• Sự phổ biến của loạn nhịp do dùng Digitan khá lớn : các tác giả đưa ra những con số khác nhau từ 7% đến 25% số bệnh nhân dùng thuốc. Đáng chú ý là nhiễm độc Digitan càng ngày càng hay gặp, có lẽ do :1. Chỉ định ngày càng rộng rãi, vì các glucozit đều là những thuốc mạnh, hiệu quả điều trị rõ.2. Liều dùng cũng ngày càng cao, theo khuynh hướng Digitan hóa mạnh, Digitan hóa nhanh (xem dưới).3. Các thuốc lợi tiểu mới rất mạnh, đào thải nhiều kali của cơ thể. Coticoid cũng làm mất thêm kali.• Tất nhiên còn có một phần do người ta quan tâm đến nhiễm độc và chẩn đóan nhiều hơn.B – HOÀN CẢNH ĐƯA ĐẾN NHIỄM ĐỘC: Hòan cảnh đưa đến nhiễm độc có hai mức độ khác nhau về lâm sàng và tiên lượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: