Danh mục

Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 7: Xuất huyết tiêu hóa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.82 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất huyết tiêu hoá cao là máu chảy từ các phần ống tiêu hoá trên góc Treitz ngoại trừ chảy máu từ lợi răng. Bệnh có thể biểu hiện các dấu chứng như nôn ra máu hay đại tiện phân đen hoặc cả hai. Chảy máu tiêu hoá cao có thể rất nhẹ nhàng nhưng cũng có thể rất nặng. Do đó khi đã chẩn đoán chảy máu tiêu hoá hoặc nghi ngờ bệnh nhân cũng phải được đặt trong tình trạng cấp cứu và theo dõi sát, tốt nhất là bệnh nhân được nhập viện ở nơi có đủ phương tiện cấp cứu và phẫu thuật. Bài giảng này giúp người học có thể trình bày được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, và chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 7: Xuất huyết tiêu hóa Xuất huyết tiêu hoá cao XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ CAO I.MỞ ĐẦU Xuất huyết tiêu hoá cao là máu chảy từ các phần ống tiêu hoá trên góc Treitz ngoại trừ chảy máu từ lợi răng. Bệnh có thể biểu hiện các dấu chứng như nôn ra máu hay đại tiện phân đen hoặc cả hai. Chảy máu tiêu hoá cao có thể rất nhẹ nhàng nhưng cũng có thể rất nặng. Do đó khi đã chẩn đoán chảy máu tiêu hoá hoặc nghi ngờ bệnh nhân cũng phải được đặt trong tình trạng cấp cứu và theo dõi sát, tốt nhất là bệnh nhân được nhập viện ở nơi có đủ phương tiện cấp cứu và phẫu thuật. Đánh giá mức độ mất máu là một việc làm rất cần thiết vì nó quyết định thái độ xử trí của thầy thuốc. -Những yếu tố nguy cơ +Nguy cơ ký chủ: Bệnh loét, xơ gan, ung thư dạ dày +Nguy cơ tiếp xúc: uống rượu, viêm gan siêu vi, dùng thuốc kháng viêm II.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH 1.Những nguyên nhân từ thực quản 1.1.Chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản Thường gặp trong xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa từng phần. Viêm tắc tĩnh mạch trên gan, dãn tĩnh mạch thực quản bẩm sinh. Cơ chế: do áp lực trong hệ cửa tăng quá mức làm tăng áp lực trong các búi tĩnh mạch dãn. Có thể gặp dạng loét rạng gây chảy máu từ từ nhưng thường vỡ đột ngột bệnh nhân chảy máu rất dữ dội. 1.2.Ung thư thực quản Trong khối u thường có các mạch tăng sinh khối ung thư lại thường viêm loét hoại tử nên dễ chảy máu từ các mạch này. 1.3.Hội chứng Mallory - Weiss Thường gặp ở những người uống rượu, thoát vị hoành, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, những người hay nôn , người có hội chứng traof ngược dạ dày - thực quản (Dypepsia). Tổn thương thường là những vết nứt dọc chảy máu thường nhẹ. 1.4.Viêm loét thực quản Thường gặp trong nhiễm trùng, bỏng nặng do kiềm hoặc acide mạnh 1.5. Polype thực quản Tổ chức polype thường tăng sinh mạch máu rất dễ chảy máu hoặc được làm dễ bởi viêm nhiễm. 2.Những nguyên nhân từ dạ dày, tá tràng Chảy máu từ dạ dày, tá tràng là nguyên nhân hay gặp nhất trong chảy máu tiêu hoá. 2.1.Loét dạ dày - tá tràng Chảy máu khi ổ loét làm thương tổn mạch máu, mức độ chảy máu tuỳ thuộc vào tính chất ổ loét, loét non hay loét xơ chai, loét nông hay loét sâu. 2.2.Ung thư dạ dày Xuất huyết tiêu hoá cao Gây chảy máu do các mạch máu tân sinh và do hoại tử. 2.3.Viêm dạ dày cấp Viêm dạ dày cấp cũng khác nhau do nhiều nguyên nhân -Viêm dạ dày cấp do thuốc: trong đó hay gặp Aspirine, các thuốc kháng viêm không Steroides, thuốc corticoide, thuốc chống đông, Reserpin. -Viêm dạ dày cấp do rượu: thương tổn do rượu tác động lên niêm mạc dạ dày làm phù nề xuất tiết và xuất huyết. -Viêm loét cấp dạ dày do các Stress: Stress gây xuất huyết dạ dày qua cơ chế tăng tiết HCL và giảm yếu tố bảo vệ. -Viêm dạ dày trong hội chứng Uree máu cao: Do nhiễm độc nội sinh và tăng tính thấm mao mạch. -Viêm dạ dày cấp do siêu vi: thường gặp trong cúm ác tính -Viêm dạ dày do hội chứng Scholein - Henoch: do viêm mao mạch dị ứng. 2.2.4.Vỡ tĩnh mạch trướng dạ dày trong tăng áp lực tĩnh m ạch cửa Cơ chế chảy máu giống như vỡ tĩnhmạch trướng thực quản. 2.2.5.Polype dạ dày tá tràng 2.3.Chảy máu từ đường gan mật Gặp trong sỏi mật, giun chui đường mật, viêm đường mật và một số trường hợp chảy máu đường mật mà không tìm ra nguyên nhân. 2.4.Ngoài ra có thể còn gặp một số nguyên nhân hiếm gặp Như chảy máu từ tụy, từ các bệnh về máu, sốt xuất huyết, suy gan nặng. III.TRIỆU CHỨNG 1.Triệu chứng lâm sàng 1.1.Cơ năng -Lợm giọng buồn nôn, nôn -Khó chịu cồn cào ở vùng thượng vị -Đau thượng vị nếu chảy máu do loét dạ dày, tá tràng -Bệnh nhân thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt có khi có ngất xỉu nhất là khi có mất máu cấp, nặng. -Đau quặn bụng và muốn đi đại tiện. -Nôn ra máu: thường lẫn với thức ăn và dịch vị Số lượng máu nôn hay đại tiện ra có thể nhiều hay ít nhưng số lượng này không nói lên độ trầm trọng của xuất huyết, nó chỉ có tính chất tham khảo. Màu sắc của máu nôn và đại tiện ra có thể giúp xác định vị trí của nới xuất huyết. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào thời gian máu nằm lại trong ruột. Thông thường vị trí xuất huyết càng cao nôn ra máu càng tươi nhưng ngược lại xuất huyết cao đại tiện phân thường đen trừ khi xuất huyết quá ồ ạt đại tiện phân máu bầm. Đại tiện phân máu đỏ tươi chứng tỏ vị trí xuất huyết thấp. 1.2.Triệu chứng thực thể Xuất huyết tiêu hoá cao -Mạch nhanh là dấu chứng khá trung thực và thường tỷ lệ với lượng máu mất, mạch càng nhanh chứng tỏ lượng máu mất càng nhiều. Chỉ có vài trường hợp ngoại lệ như Bloc nhỉ thất hoặc mạch nhânh ở bệnh nhân có bệnh cường giáp đi kèm. -Huyết áp hạ: huyết áp càng hạ bệnh càng nặng lư ...

Tài liệu được xem nhiều: