Bài giảng Nôn trớ trẻ em
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.09 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau khi học xong Bài giảng Nôn trớ trẻ em, người học có thể trình bày định nghĩa, giải phẫu sinh lý nôn trớ trẻ em; trình bày tiếp cận lâm sàng bệnh nhân bị nôn; nêu các nguyên nhân và xét nghiệm cận lâm sàng của nôn; nêu chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của nôn; trình bày xử trí và phòng bệnh nôn trớ trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nôn trớ trẻ em NÔN TRỚ TRẺ EMMục tiêu 1. Trình bày định nghĩa, giải phẫu sinh lý nôn trớ trẻ em 2. Trình bày tiếp cận lâm sàng bệnh nhân bị nôn 3. Nêu các nguyên nhân và xét nghiệm cận lâm sàng của nôn 4. Nêu chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của nôn 5. Trình bày xử trí và phòng bệnh nôn trớ trẻ emNội dung1. Định nghĩa nôn trớ Nôn là hiện tượng thức ăn chứa đựng trong dạ dày hoặc ruột bị đẩy ra ngoài mộtcách tùy ý hay không, do sự co bóp cơ trơn dạ dày ruột kèm theo sự co thắt của các cơvân thành bụng. Cần phân biệt giữa nôn với trớ. Trớ: là luồng thức ăn trào ngược đơn thuần sau khi ăn, không có sự co thắt củacác cơ vân mà căn nguyên đơn thuần thường do thực quản Nôn là một triệu chứng hay gặp, nhất là trẻ nhỏ2. Giải phẫu sinh lý nôn Nôn liên quan đến một loạt các hoạt động liên quan đến thần kinh trung ương vàtrung tâm nôn Các nghiên cứu trên súc vật cho thấy trung tâm nôn nằm ở vùng tủy của sàn nãothất 4, nơi này trung tâm nôn bị kích thích bởi các kích thích điện. Tuy nhiên cácnghiên cứu gần đây không thể tách rõ được giải phẫu học của trung tâm nôn, nên quanniệm hiện nay xem trung tâm nôn là một đơn vị dược lý hơn là giải phẩu. Các xung động hướng tâm đến trung tâm nôn được truyền qua thần kinh X vàthần kinh giao cảm Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sự hiện diện của vùng khởi động hóa cảmthụ quan (CTZ: Chemoreceptor trigger zone) nằm tại vùng tủy trong sàn não thất 4.Các kích thích có thể gây nôn gián tiếp bằng cách kívh thích CTZ, rồi CTZ mới kíchthích trung tâm nôn. Khác với trung tâm nôn, CTZ không đáp ứng với các kích thíchđiện mà nó đáp ứng với các kích thích hóa học trong hệ tuần hoàn; hàng rào máu nãothực sự không tồn tại tại vùng CTZ. Vì vậy CTZ được xem như là một hóa cảm thụquan gây nôn Các kích thích gây nôn bằng một trong hai cơ chế sau: (1) kích thích gây nônhoạt hóa con đường thần kinh X hoặc giao cảm trong đường tiêu hóa để tác động trựctiếp lên trung tâm nôn. Ngoài kích thích hướng tâm từ đường tiêu hóa, trung tâm nôncó thể được hoạt hóa bởi các xung động từ vùng hầu, hệ thống tiền đình, tim, phúc mạcvà võ não. (2) Các kích thích gây nôn khác có thể gây nôn gián tiếp bằng cách kíchthích CTZ. Các kích thích gây nôn theo kiểu này bao gồm thuốc (á phiện, digitalis, 1thuốc chống ung thư, emetine, salycilate, nicotine, CuSO4, chích tĩnh mạch, chất đồngvận dopamine), tình trạng urê huyết cao, tình trạng giảm oxy máu, đái tháo đườngnhiễm keton, các độc tố ruột của gram dương, say tàu xe. Từ trung tâm nôn, các xung động ly tâm chủ yếu là thần kinh tạng liên quan đếnthấn kinh X, thần kinh hoành chi phối cho cơ hoành, và thần kinh tủy sống phân bố chocác cơ bụng là các cơ chủ yếu cho động tác nôn3. Tiếp cân lâm sàng một bệnh nhân nôn Để tiếp cận một bệnh nhân nôn, thầy thuốc cần hỏi bệnh và thăm khám lâm sàngcẩn thận. Khi thu thập các dữ kiện lâm sàng qua hỏi bệnh, cần xác định hai điểm chínhsau: đặc điểm của nôn và hoàn cảnh xuất hiện nôn.3.1. Hỏi bệnh3.1.1. Đặc điểm của nôn Thời điểm xuất hiện nôn: mới đây hoặc từ lâu, từ lúc mới sanh hoặc sau mộtkhoảng thời gian bình thường là 3 - 4 tuần Số lần nôn: nôn ít lần cũng có thể biểu hiện bệnh lý nặng. Nôn nhiều lần, nôn tấtcả mọi thứ là một dấu hiệu nguy hiểm toàn thân cần phải nhập viện để theo dõi và điềutrị tại bệnh viện Có tính chất thụ động hay nôn mạnh thành vòi Có liên quan đến bửa ăn, tư thế, hay ho. Đặc tính của chất nôn: thức ăn, có mật, có máu. Thông thường các trường hợp lànôn thức ăn kèm với nhớt, hiếm hơn là nôn ra chất mật biểu hiện bằng màu vàng hoặcxanh lẫn trong chất nôn. Nôn ra máu làm cho chất nôn có màu đỏ tươi hay bầm, hayđen gợi ý bệnh lý nặng, cấp cứu. Kèm chán ăn hay vẫn ăn ngon như bình thường3.1.2.Hoàn cảnh xuất hiện nôn Tiền căn sơ sinh Chế độ nuôi dưỡng: số lần bú, sữa mẹ hay sữa bình, loại sữa gì, có thay đổi chếđộ ăn gần đây không? Bệnh cảnh nhiễm trùng kèm theo: tiêu chảy, chướng bụng, xuất huyết tiêu hóa,chán ăn, bí đại tiên, đau bụng… Các triệu chứng khác ngoài đường tiêu hóa kèm theo Bệnh sử có chấn thương đầu Thuốc đã hoặc đang sử dụng (điều trị bệnh khác hoặc điều trị nôn)3.2. Thăm khám lâm sàng Tất cả các bệnh nhân nôn cần được thăm khám toàn diện, đặc biệt quan tâm đếnthăm khám các dấu hiệu sau:3.2.1. Cơ quan tiêu hóa Quan sát bụng để tìm bụng chướng hơi hay dịch, các sóng nhu động bất thường:dấu rắn bò, dấu Bouveret, vết mổ cũ. 2 Sờ bụng: tìm khối u cơ môn vị trong hẹp môn vị phì đại, khối lồng trong lồngruột, đề kháng thành bụng trong viêm phúc mạc, gan to, lách to, khối ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nôn trớ trẻ em NÔN TRỚ TRẺ EMMục tiêu 1. Trình bày định nghĩa, giải phẫu sinh lý nôn trớ trẻ em 2. Trình bày tiếp cận lâm sàng bệnh nhân bị nôn 3. Nêu các nguyên nhân và xét nghiệm cận lâm sàng của nôn 4. Nêu chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của nôn 5. Trình bày xử trí và phòng bệnh nôn trớ trẻ emNội dung1. Định nghĩa nôn trớ Nôn là hiện tượng thức ăn chứa đựng trong dạ dày hoặc ruột bị đẩy ra ngoài mộtcách tùy ý hay không, do sự co bóp cơ trơn dạ dày ruột kèm theo sự co thắt của các cơvân thành bụng. Cần phân biệt giữa nôn với trớ. Trớ: là luồng thức ăn trào ngược đơn thuần sau khi ăn, không có sự co thắt củacác cơ vân mà căn nguyên đơn thuần thường do thực quản Nôn là một triệu chứng hay gặp, nhất là trẻ nhỏ2. Giải phẫu sinh lý nôn Nôn liên quan đến một loạt các hoạt động liên quan đến thần kinh trung ương vàtrung tâm nôn Các nghiên cứu trên súc vật cho thấy trung tâm nôn nằm ở vùng tủy của sàn nãothất 4, nơi này trung tâm nôn bị kích thích bởi các kích thích điện. Tuy nhiên cácnghiên cứu gần đây không thể tách rõ được giải phẫu học của trung tâm nôn, nên quanniệm hiện nay xem trung tâm nôn là một đơn vị dược lý hơn là giải phẩu. Các xung động hướng tâm đến trung tâm nôn được truyền qua thần kinh X vàthần kinh giao cảm Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sự hiện diện của vùng khởi động hóa cảmthụ quan (CTZ: Chemoreceptor trigger zone) nằm tại vùng tủy trong sàn não thất 4.Các kích thích có thể gây nôn gián tiếp bằng cách kívh thích CTZ, rồi CTZ mới kíchthích trung tâm nôn. Khác với trung tâm nôn, CTZ không đáp ứng với các kích thíchđiện mà nó đáp ứng với các kích thích hóa học trong hệ tuần hoàn; hàng rào máu nãothực sự không tồn tại tại vùng CTZ. Vì vậy CTZ được xem như là một hóa cảm thụquan gây nôn Các kích thích gây nôn bằng một trong hai cơ chế sau: (1) kích thích gây nônhoạt hóa con đường thần kinh X hoặc giao cảm trong đường tiêu hóa để tác động trựctiếp lên trung tâm nôn. Ngoài kích thích hướng tâm từ đường tiêu hóa, trung tâm nôncó thể được hoạt hóa bởi các xung động từ vùng hầu, hệ thống tiền đình, tim, phúc mạcvà võ não. (2) Các kích thích gây nôn khác có thể gây nôn gián tiếp bằng cách kíchthích CTZ. Các kích thích gây nôn theo kiểu này bao gồm thuốc (á phiện, digitalis, 1thuốc chống ung thư, emetine, salycilate, nicotine, CuSO4, chích tĩnh mạch, chất đồngvận dopamine), tình trạng urê huyết cao, tình trạng giảm oxy máu, đái tháo đườngnhiễm keton, các độc tố ruột của gram dương, say tàu xe. Từ trung tâm nôn, các xung động ly tâm chủ yếu là thần kinh tạng liên quan đếnthấn kinh X, thần kinh hoành chi phối cho cơ hoành, và thần kinh tủy sống phân bố chocác cơ bụng là các cơ chủ yếu cho động tác nôn3. Tiếp cân lâm sàng một bệnh nhân nôn Để tiếp cận một bệnh nhân nôn, thầy thuốc cần hỏi bệnh và thăm khám lâm sàngcẩn thận. Khi thu thập các dữ kiện lâm sàng qua hỏi bệnh, cần xác định hai điểm chínhsau: đặc điểm của nôn và hoàn cảnh xuất hiện nôn.3.1. Hỏi bệnh3.1.1. Đặc điểm của nôn Thời điểm xuất hiện nôn: mới đây hoặc từ lâu, từ lúc mới sanh hoặc sau mộtkhoảng thời gian bình thường là 3 - 4 tuần Số lần nôn: nôn ít lần cũng có thể biểu hiện bệnh lý nặng. Nôn nhiều lần, nôn tấtcả mọi thứ là một dấu hiệu nguy hiểm toàn thân cần phải nhập viện để theo dõi và điềutrị tại bệnh viện Có tính chất thụ động hay nôn mạnh thành vòi Có liên quan đến bửa ăn, tư thế, hay ho. Đặc tính của chất nôn: thức ăn, có mật, có máu. Thông thường các trường hợp lànôn thức ăn kèm với nhớt, hiếm hơn là nôn ra chất mật biểu hiện bằng màu vàng hoặcxanh lẫn trong chất nôn. Nôn ra máu làm cho chất nôn có màu đỏ tươi hay bầm, hayđen gợi ý bệnh lý nặng, cấp cứu. Kèm chán ăn hay vẫn ăn ngon như bình thường3.1.2.Hoàn cảnh xuất hiện nôn Tiền căn sơ sinh Chế độ nuôi dưỡng: số lần bú, sữa mẹ hay sữa bình, loại sữa gì, có thay đổi chếđộ ăn gần đây không? Bệnh cảnh nhiễm trùng kèm theo: tiêu chảy, chướng bụng, xuất huyết tiêu hóa,chán ăn, bí đại tiên, đau bụng… Các triệu chứng khác ngoài đường tiêu hóa kèm theo Bệnh sử có chấn thương đầu Thuốc đã hoặc đang sử dụng (điều trị bệnh khác hoặc điều trị nôn)3.2. Thăm khám lâm sàng Tất cả các bệnh nhân nôn cần được thăm khám toàn diện, đặc biệt quan tâm đếnthăm khám các dấu hiệu sau:3.2.1. Cơ quan tiêu hóa Quan sát bụng để tìm bụng chướng hơi hay dịch, các sóng nhu động bất thường:dấu rắn bò, dấu Bouveret, vết mổ cũ. 2 Sờ bụng: tìm khối u cơ môn vị trong hẹp môn vị phì đại, khối lồng trong lồngruột, đề kháng thành bụng trong viêm phúc mạc, gan to, lách to, khối ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giải phẫu sinh lý Nôn trớ trẻ em Bài giảng Nôn trớ trẻ em Giải phẫu sinh lý nôn trớ Cận lâm sàng của nôn Phòng bệnh nôn trớTài liệu liên quan:
-
Atlas Giải Phẫu Người phần 2 - NXB Y học
270 trang 252 0 0 -
Đề cương ôn thi môn Giải phẫu sinh lý có đáp án
15 trang 45 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 40 0 0 -
Tài liệu tham khảo Giải phẫu sinh lý (Dùng cho đào tạo trình độ cao đẳng)
166 trang 34 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
6 trang 31 0 0 -
Giáo trình Giải phẫu sinh lý (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
140 trang 28 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở 1 - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
354 trang 25 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu sinh lý hệ xương
171 trang 23 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Giải phẫu hệ tiêu hóa
140 trang 22 0 0 -
Chuyên đề Giải phẫu sinh lý: Phần 2
164 trang 21 0 0