Danh mục

Bài giảng Nông lâm kết hợp (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Số trang: 65      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.51 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Bài giảng Nông lâm kết hợp trang bị thêm cho học sinh chuyên ngành Khuyến nông lâm có những kiến thức cơ bản về những vấn đề liên quan đến cách đánh giá mô hình, mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống Nông lâm kết hợp…, giúp các em ra trường có thể tham gia công tác ở các lĩnh vực Khuyến nông lâm, Bảo vệ thực vật, trồng trọt, chỉ đạo, quản lý sản xuất ở gia đình và địa phương
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nông lâm kết hợp (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LÀO CAI KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP BÀI GIẢNG NÔNG LÂM KẾT HỢP SỐ GIỜ: 45 NGHỀ KHUYẾN NÔNG LÂM TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Tác giả: Vũ Thị Hồng Yến Lào Cai, năm 2015 1 LỜI NÓI ĐẦU Môn học “Nông lâm kết hợp” là một trong số những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến nông lâm. Môn học này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thiết kế mô hình Nông lâm kết hợp hiện đang được áp dụng phổ biến ở các tỉnh miền núi, những biện pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan trọng để người học có thể tự thiết kế mô hình Nông lâm kết hợp đang được phát triển rộng rãi ở địa phương, từ khâu lựa chọn cây trồng thích hợp cho mô hình, thiết kế mô hình RVAC đến cách xây dựng mô hình canh tác trên đât dốc nhằm cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Mô học còn trang bị thêm cho học sinh chuyên ngành Khuyến nông lâm có những kiến thức cơ bản về những vấn đề liên quan đến cách đánh giá mô hình, mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống Nông lâm kết hợp…, giúp các em ra trường có thể tham gia công tác ở các lĩnh vực Khuyến nông lâm, Bảo vệ thực vật, trồng trọt, chỉ đạo, quản lý sản xuất ở gia đình và địa phương. Bố cục của giáo trình gồm có 3 chương, bao gồm những kiến thức về lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham khảo của các trường đại học và của các tác giả có chuyên môn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu xót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc. Xin trân thành cảm ơn. Tác giả 2 HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH Nông lâm kết hợp là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến nông lâm, nhằm trang bị cho người học những kiến thức cần thiết về kỹ thuật thiết kế một mô hình Nông lâm kết hợp ở vùng núi và những kỹ năng nghề cần thiết để mô hình cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cho người sản xuất, vùng sản xuất. Trong quá trình học, môn học có liên quan với các môn: Đất và phân bón, Nhân giống cây trồng, Cây lương thực, Cây công nghiệp... Môn học này được bố trí học ở đầu học kỳ II sau khi đã học xong các môn học cơ sở khác, giúp cho người học vận dụng kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức sản xuất, sử dụng đất đai có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu thị trường. Giáo trình có 3 chương, giảng dạy 25 giờ lý thuyết, 17 giờ thực hành và 3 bài kiểm tra. Mỗi một bài học đều có bài thực hành. Người học được kiểm tra đánh giá 3 lần theo 2 nội dung chính: Đánh giá kiến thức và kỹ năng. Nội dung tập trung trong các chương 2 và 3. Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Giảng giải kết hợp làm mẫu và có ví dụ minh họa bằng hình ảnh thực tế, mô hình và rèn luyện kỹ năng thực hành tại vườn ươm, trang trại, vườn hộ gia đình... để củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh. 3 MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu 2 Hướng dẫn sử dụng giáo trình 3 Chương 1: Một số kiến thức cơ bản về Nông lâm kết hợp 8 1.1. Lịch sử phát triển và triển vọng Nông lâm kết hợp 8 1.1.1. Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp thế giới 8 1.1.1.1. Sự phát triển của hệ thống Taungya 8 1.1.1.2. Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển của nông lâm kết 8 hợp trên phạm vi toàn cầu 1.1.2. Lịch sử phát triển NLKH ở Việt Nam 9 1.1.3. Triển vọng phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam 10 1.1.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu và phát triển NLKH ở Việt Nam 11 1.2. Định nghĩa, đặc điểm về Nông lâm kết hợp 11 1.2.1. Định nghĩa NLKH 11 1.2.2. Đặc điểm của NLKH 11 1.2.2.1. Đặc điểm của hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp 12 1.2.2.2. Vai trò của nông lâm kết hợp 12 1.2.2.3. Phân loại các hệ thống nông lâm kết hợp 13 1.2.2.4. Phân loại theo cấu trúc của hệ thống 13 1.2.2.5. Phân loại theo chức năng của các hệ thống 14 1.2.2.6. Phân nhóm theo vùng sinh thái 14 1.2.2.7. Phân nhóm theo tình trạng dân sinh kinh tế 14 1.3. Những lợi ích của NLKH 14 1.3.1. Lợi ích kinh tế - xã hội 15 1.3.2. Lợi ích môi trường 15 1.3.2.1. Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên đất và nước 15 1.3.2.2. Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa 15 dạng sinh học 1.3.2.3. Nông lâm kết hợp và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính 16 1.4. Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống NLKH 16 1.4.1. Sức sản xuất 16 1.4.2. Tính ...

Tài liệu được xem nhiều: