Danh mục

Bài giảng ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm tiếng ồn - Phần ô nhiễm phóng xạ 3

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.34 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách phòng chống 3.1. Bệnh phóng xạ cấp tính Đây là những tai nạn thường gặp trong lao động hoặc chiến tranh. Năm 1945, hàng vạn người ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản bị chiếu bởi một liều phóng xạ mạnh tới hàng trăm rad trên toàn cơ thể trong vài giây. Mức độ mắc bệnh phóng xạ cấp tính phụ thuộc vào liều lượng chiếu xạ. Tiến triển của bệnh chia ra làm 4 thời kỳ. 3.1.1. Thời kỳ khởi phát Thời kỳ này vài giờ đến 4-5 ngày. Ngày sau khi bị nhiễm xạ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm tiếng ồn - Phần ô nhiễm phóng xạ 3 Bài giảng ô nhiễm phóng xạ §3. Cách phòng chống 3.1. Bệnh phóng xạ cấp tính Đây là những tai nạn thường gặp trong lao động hoặc chiến tranh. Năm 1945, hàng vạn người ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản bị chiếu bởi một liều phóng xạ mạnh tới hàng trăm rad trên toàn cơ thể trong vài giây. Mức độ mắc bệnh phóng xạ cấp tính phụ thuộc vào liều lượng chiếu xạ. Tiến triển của bệnh chia ra làm 4 thời kỳ. 3.1.1. Thời kỳ khởi phát Thời kỳ này vài giờ đến 4-5 ngày. Ngày sau khi bị nhiễm xạ hoặc sau vài giờ, nạn nhân thấy buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu chóng mặt, lo lắng, xanh xao, mồm miệng khát khô… Khi khám thấy da đỏ, run tay, mạch nhanh, huyết áp lúc đầu tăng, sau giảm. 3.1.2. Thời kỳ tiềm tàng Thời kỳ này trung bình khoảng 3-4 tuần. Nạn nhân thấy dễ chịu, tưởng là qua khỏi. Thỉnh thoảng chỉ thấy nhức đầu, hơi khó ngủ. Thực ra bệnh vẫn tiến triển. Bạch cầu đơn nhân giảm, số lượng tiểu cầu giảm rõ rệt ở tuần thứ hai. Mạch không ổn định, nhịp tăng nhanh. 3.1.3. Thời kỳ toàn phát Thời kỳ này kéo dài 2-3 tuần. Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện rõ rệt. Nạn nhân kém ăn, mất ngủ, nhức đầu dữ dội. Tim đập nhanh, đau vùng ngực. Tim to, có tiếng thổi tâm thu. Thường có phế quản phế viêm. Nạm nhân sốt liên tục từng cơn. Họng, ruột bị viêm, miệng bị loét. Tổ chức máu bị tổn thương nghiêm trọng. Số bạch cầu, tiểu cầu giảm sút nghiêm trọng, thiếu máu nặng nề. Tình trạng xuất huyết dưới da, niêm mạc xuất hiện: nạn nhân bị chảy máu ở miệng, da vùng bẹn, chân, bụng, đường tiêu hóa, ở võng mạc mắt và đái ra máu. Thời gian máu chảy và máu đông kéo dài. Tóc bắt đầu rụng, kể cả râu và lông. Thần kinh suy nhược. Ở tủy xương, số lượng tủy bào giảm sút trầm trọng, có tình trạng bất sản tủy. 3.1.4. Thời kỳ khôi phục Thời kỳ này dài vài tháng hoặc vài năm. Hệ thống tạo huyết có biểu hiện phục hồi đầu tiên. Nhiệt độ trở lại bình thường, ngừng chảy máu. Tóc mọc lại sau 3 tháng. Tuy phục hồi, nhưng hậu quả để lại không ít: giảm tuổi thọ, đục nhãn mắt, khả năng sinh dục giảm. Đặc biệt có thể dẫn đến tình trạng ung thư, nhất là bệnh bạch cầu, hoặc di truyền đến thế hệ sau như dị tật băm sinh, bào thai chết… Trang 14 Bài giảng ô nhiễm phóng xạ 3.2. Tác hại nghề nghiệp Đây là biểu hiện bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với tia phóng xạ. Tính chất của các tia phóng xạ, tác hại của chúng đối với cơ thể với các tổn thương nêu trên đây, xác định rõ nguy cơ ở những công nhân tiếp xúc nghề nghiệp. 3.2.1. Cách nhiễm xạ cơ thể: Về phương thức nhiễm xạ, đây là một khái niệm quan trọng cần phải chú ý. Hai mươi năm trước đây, khái niệm này còn lẫn lộn và không được biết đến. Các tia bức xạ ion hóa nhiễm vào cơ thể theo 3 cách : - Chiếu xạ ngoại chiếu . - Nhiễm xạ ngoại chiếu. - Nhiễm xạ nội chiếu. Chiếu xạ ngoại chiếu xảy ra khi có sự tiếp xúc với các nguồn phóng xạ ở bên ngoài (phóng xạ vũ trụ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo trong hóa học hay công nghiệp, phải tiếp xúc thường xuyên hay sự cố). Nhiễm xạ ngoại chiếu là do các chất phóng xạ chẳng may rơi vào, đọng vào da, vào tóc, có thể xảy ra ở môi trường lao động do thiếu bảo hộ. Cách nhiễu xạ này có thể xử lý dễ dàng bằng cách tắm rửa ở nơi lao động hay ở các cơ sở y tế. Nhiễm xạ nội chiếu cần phải chú ý đặc biệt, vì nguồn phóng xạ lại ở trong cơ thể. Có nguồn nhiễu xạ nội chiếu tự nhiên trong cơ thể (kali 40 trong cơ) do thức ăn mang lại. Nhưng sự nhiễm xạ này cũng có thể do chất phóng xạ vào cơ thể trong nhiều trường hợp: sử dụng các nguyên tố phóng xạ, ô nhiễm nơi lao động (nhà máy, bệnh viện, phòng thí nghiệm) hay tai nạn lao động. Về nhiễm xạ nội chiếu, có nhiều vấn đề phức tạp phải nghiên cứu : Chất phóng xạ vào cơ thể theo 3 con đường: - Đường da - xuyên qua da lành hay vào trực tiếp qua vết xước hoặc vết thương. - Đường tiêu hóa qua thực phẩm hoặc nuốt sau khi hít thở (50% số lượng hít thở vào lại nuốt đi) - Đường hô hấp nguy hiểm nhất vì trực tiếp nhất, do thở phải hơi khí, bụi hay các hạt nhiễm xạ. Các chất hòa tan thấm qua thành phế quản, các chất không hòa tan ở lại phổi (25% liều hít vào). Độc tính của các chất phóng xạ phụ thuộc vào tính chất của hợp chất (vô cơ hay hữu cơ), dạng tồn tại vật lý (hơi, khí, bụi …) tính chất lý hóa (độ hòa tan…) tính chất hóa học (độ kiềm, kim loại nặng) Trang 15 Bài giảng ô nhiễm phóng xạ Sự chuyển hóa của nguyên tố phóng xạ quyết định sự khu trú trong cơ thể và ta có khái niệm “cơ quan nhạy cảm” dựa trên sự nhạy cảm với các tia phóng xạ, khả năng giữ chất phóng xạ và còn dựa vào tình hình hoạt động của cơ thể. SỰ KHU TRÚ CHẤT PHÓNG XẠ NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ CƠ QUAN K ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: