Danh mục

Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính" giới thiệu về đặc điểm các nguồn vốn của doanh nghiệp, bao gồm nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các thành phần phổ biến của chúng. Bài học còn trình bày về khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu vốn, cơ cấu vốn tối ưu, khái niệm vốn lưu động ròng, ý nghĩa của phân tích vốn lưu động ròng và các kiểu chính sách tài trợ vốn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính BÀI 5 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Hướng dẫn học Hoạt động tài chính bao gồm những hoạt động làm thay đổi quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tương tự phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh và hoạt động đầu tư, phân tích hoạt động tài chính là một trong những phương diện quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, giúp nhà nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tác động của hoạt động tài chính đối với doanh nghiệp. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, trả lời các câu hỏi ôn tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Chương 3, sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp” (Dùng cho sinh viên trong ngành), PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên), Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, 2014.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài học này trước tiên giới thiệu về đặc điểm các nguồn vốn của doanh nghiệp, bao gồm nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các thành phần phổ biến của chúng. Bài học còn trình bày về khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu vốn, cơ cấu vốn tối ưu, khái niệm vốn lưu động ròng, ý nghĩa của phân tích vốn lưu động ròng và các kiểu chính sách tài trợ vốn. Bên cạnh đó, bài học còn đề cập một số vấn đề cơ bản về đòn bẩy tài chính, bao gồm khái niệm đòn bẩy tài chính, công thức tính toán độ lớn đòn bẩy tài chính và ý nghĩa của phân tích đòn bẩy tài chính. Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:  Phân biệt được các nguồn vốn của doanh nghiệp, gồm nợ và vốn chủ sở hữu và đặc điểm của mỗi loại vốn.  Trình bày được khái niệm cơ cấu vốn tối ưu, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu vốn tối ưu.  Trình bày được khái niệm vốn lưu động ròng và các chính sách tài trợ vốn của doanh nghiệp.  Trình bày được khái niệm rủi ro tài chính.  Trình bày được khái niệm, công thức tính độ lớn, ý nghĩa của đòn bẩy tài chính. TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 67 Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính Tình huống dẫn nhập Đòn bẩy tài chính – Con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVX) là một trong những doanh nghiệp ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính. Giai đoạn 2008-2010, nhờ vào việc sử dụng đòn bẩy tài chính, thu nhập cơ bản trên cổ phiếu thường (EPS) của công ty đã tăng gấp 5,5 lần sau 3 năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, công ty bắt đầu làm ăn thua lỗ. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn trong năm 2012 và 2013. Theo Báo cáo kiểm toán năm 2013, công ty có nguy cơ suy giảm khả năng thanh toán ở mức đáng lo ngại: Tổng nợ ngắn hạn vượt xa tài sản ngắn hạn, tỷ trọng nợ vượt quá 90%, chi phí tài chính tăng mạnh từ 587 tỷ (2012) lên 811 tỷ (2013) và doanh nghiệp có nguy cơ phải hủy niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tiếp. Theo nhận định của các nhà phân tích, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính không đúng thời điểm. Đòn bẩy tài chính là gì? Tại sao trong giai đoạn 2008-2010 đòn bẩy tài chính có thể giúp PVX tăng tỷ lệ sinh lợi nhưng sau đó lại khiến cho công ty thua lỗ ngày càng trầm trọng hơn? Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính, trường hợp nào nên hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính? 68 TXNHTC04_Bai5_v1.0015106223 Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính 5.1. Các nguồn vốn của doanh nghiệp 5.1.1. Nợ phải trả Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động nợ từ các nguồn: Tín dụng thương mại; Tín dụng ngân hàng; Vay thông qua phát hành trái phiếu. 5.1.1.1. Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng thương mại là hình thức huy động vốn thông qua một thỏa ước tín dụng dưới dạng hợp đồng giữa người vay (chủ thể huy động vốn) và ngân hàng thương mại (chủ thể cung cấp vốn), theo đó, người vay có nghĩa vụ phải thanh toán khoản lợi tức tiền vay và hoàn trả tiền gốc vay theo một lịch trình đã định. Một thỏa ước tín dụng thường bao gồm những nội dung cơ bản sau: Số tiền gốc hay mệnh giá của khoản vay, lãi suất và cách thức trả lãi, thời hạn của khoản vay và các điều khoản phụ khác.  Ưu điểm của tín dụng ngân hàng o Mang các ưu điểm cơ bản của việc huy động nợ nói chung, như: Tạo ra khoản tiết kiệm thuế (Lãi vay là chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ của doanh nghiệp, và được trừ khỏi thu nhập chịu thuế, từ đó, làm giảm thu nhập tính thuế và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp); Phát huy tác dụng của đòn bẩy tài chính; Không làm thay đổi số lượng và cơ cấu các chủ sở hữu, từ đó, giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu hiện hành trong doanh nghiệp; Chịu chi phí vốn thấp hơn so với việc huy động vốn chủ sở hữu. o Doanh nghiệp có khả năng huy động được một lượng vốn lớn với thời hạn sử dụng vốn đa dạng (có thể là ngắn, trung hoặc dài hạn). o ...

Tài liệu được xem nhiều: