Danh mục

Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 5 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính" được biên soạn với mục tiêu cung cấp đến người học các nội dung kiến thức về các nguồn vốn của doanh nghiệp; cơ cấu vốn của doanh nghiệp; vốn lưu động ròng và chính sách tài trợ vốn; rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 5 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã BÀI 5 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Tên giảng viên: ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015106223 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG • Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVX) là một trong những doanh nghiệp ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính. Giai đoạn 2008–2010, nhờ vào việc sử dụng đòn bẩy tài chính, thu nhập cơ bản trên cổ phiếu thường (EPS) của công ty đã tăng gấp 5,5 lần sau 3 năm. • Tuy nhiên, kể từ năm 2011, công ty bắt đầu làm ăn thua lỗ. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn trong năm 2012 và 2013. Theo Báo cáo kiểm toán năm 2013, công ty có nguy cơ suy giảm khả năng thanh toán ở mức đáng lo ngại: Tổng nợ ngắn hạn vượt xa tài sản ngắn hạn, tỷ trọng nợ vượt quá 90%, chi phí tài chính tăng mạnh từ 587 tỷ (2012) lên 811 tỷ (2013) và doanh nghiệp có nguy cơ phải hủy niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tiếp. Theo nhận định của các nhà phân tích, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính không đúng thời điểm. Đòn bẩy tài chính là gì? Tại sao trong giai đoạn 2008–2010 đòn bẩy tài chính có thể giúp PVX tăng tỷ lệ sinh lợi nhưng sau đó lại khiến cho công ty thua lỗ ngày càng trầm trọng hơn? Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính, trường hợp nào nên hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính? v1.0015106223 2 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Phân biệt được các nguồn vốn của doanh nghiệp, gồm nợ và vốn chủ sở hữu và đặc điểm của mỗi loại vốn. • Trình bày được khái niệm cơ câu vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu vốn tối ưu. • Trình bày được khái niệm vốn lưu động ròng và các chính sách tài trợ vốn của doanh nghiệp. • Trình bày được khái niệm rủi ro tài chính. • Trình bày được khái niệm, công thức, ý nghĩa của đòn bẩy tài chính. v1.0015106223 3 NỘI DUNG Các nguồn vốn của doanh nghiệp Cơ cấu vốn của doanh nghiệp Vốn lưu động ròng và chính sách tài trợ vốn Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính v1.0015106223 4 1. CÁC NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Nợ phải trả 1.2. Vốn chủ sở hữu v1.0015106223 5 1.1. NỢ PHẢI TRẢ • Tín dụng ngân hàng • Tín dụng thương mại • Trái phiếu doanh nghiệp v1.0015106223 6 1.1. NỢ PHẢI TRẢ Tín dụng ngân hàng • Vai trò: Nguồn vốn quan trọng, đảm bảo tính ổn định cho sản xuất kinh doanh và phục vụ đầu tư dự án. • Phân loại:  Theo thời hạn vay.  Theo mục đích sử dụng.  Theo ngành nghề, lĩnh vực… • Ưu điểm:  Linh hoạt về quy mô, thời điểm huy động và thời gian đáo hạn.  Các dịch vụ tiện ích kèm theo. • Nhược điểm:  Điều kiện và thủ tục vay khắt khe (tham khảo quy chế cho vay của các TCTD).  Chịu sự giám sát của ngân hàng.  Lãi suất vay trong một số thời kỳ có thể bị đẩy lên cao → Chi phí vốn cao, khó tiếp cận nguồn vốn. v1.0015106223 7 1.1. NỢ PHẢI TRẢ Tín dụng thương mại • Hình thành trong quan hệ mua bán chịu giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. • Ưu điểm:  Chi phí thấp;  Tiện dụng và linh hoạt;  Tạo điều kiện hợp tác kinh doanh. • Nhược điểm:  Quy mô nhỏ;  Thời gian đáo hạn ngắn;  Tác động dây chuyền khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. v1.0015106223 8 1.1. NỢ PHẢI TRẢ Trái phiếu doanh nghiệp • Các khái niệm cơ bản: Mệnh giá, thị giá, thời gian đáo hạn, lãi suất coupon. • Phân loại: Trái phiếu không trả lãi (zero-coupon), Trái phiếu lãi suất cố định, Trái phiếu lãi suất thả nổi, Trái phiếu có thể thu hồi, Trái phiếu chuyển đổi, Trái phiếu phát hành kèm bảo chứng phiếu,… • Ưu điểm: Chủ động về quy mô, thời điểm huy động, hình thức và cách thức phát hành. • Nhược điểm:  Phải đáp ứng điều kiện phát hành (Luật Chứng khoán).  Phát sinh nhiều chi phí. v1.0015106223 9 1.2. VỐN CHỦ SỞ HỮU • Vốn góp ban đầu • Lợi nhuận giữ lại • Phát hành cổ phiếu v1.0015106223 10 1.2. VỐN CHỦ SỞ HỮU (tiếp theo) Vốn góp ban đầu • Tính chất và hình thức tạo vốn phụ thuộc tính chất sở hữu của doanh nghiệp. • Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn chủ sở hữu:  Vốn điều lệ: Khoản vốn được các cổ đông cam kết sẽ đóng góp trong một khoảng thời gian xác định và được ghi nhận vào điều lệ của công ty.  Vốn pháp định: Mức vốn tối thiểu cần có để thành lập doanh nghiệp (chỉ áp đặt với những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bất động sản).  Vốn chủ sở hữu: Số vốn thực của các chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó (được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp). v1.0015106223 ...

Tài liệu được xem nhiều: