Danh mục

Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Chương 2 - TS. Phạm Trí Hùng

Số trang: 50      Loại file: ppt      Dung lượng: 476.00 KB      Lượt xem: 48      Lượt tải: 1    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (50 trang) 1
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Chương 2 do TS. Phạm Trí Hùng biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy. Nội dung bài giảng gồm: Tổng quan về khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật đầu tư, điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật doanh nghiệp, điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc độ pháp luật cạnh tranh,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Chương 2 - TS. Phạm Trí Hùng CHƯƠNG II  Khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại  doanh nghiệp  1. Tổng quan về khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập,  mua lại doanh nghiệp 2. Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc  độ pháp luật  đầu tư 3. Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc  độ pháp luật doanh nghiệp   4. Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc  độ pháp luật  cạnh tranh 5. Điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp từ góc  độ pháp luật  chuyên ngành (từ góc độ pháp luật  ngân hàng, pháp luật chứng khoán và pháp luật viễn  thông…)  Tổng quan về khung pháp lý điều chỉnh sáp  nhập, mua lại doanh nghiệp • Giao dịch M&A được điều chỉnh bởi rất nhiều  văn bản pháp luật. Pháp luật về sáp nhập, mua  lại chỉ bao gồm những văn bản, quy phạm đặc  thù liên quan đến hành vi “hợp nhất”, “sáp  nhập”, “mua lại”.  • Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp  là  một bộ phận của pháp luật về kinh tế xét từ  đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh  đến nguồn pháp luật. Khung pháp lý (Legal Framework)  • Theo nghĩa hẹp, khung pháp lý là toàn bộ những  quy tắc pháp lý, quy định pháp luật điều chỉnh  một hoạt động cụ thể của chủ thể.  • Ở nghĩa rộng, khung pháp lý còn bao gồm cả  những án lệ, học thuyết pháp lý, quan điểm  pháp lý hình thành một hành lang pháp lý, cơ sở  để điều chỉnh một hoạt động cụ thể của chủ  thể.  • Với nghĩa kỹ thuật, khung pháp lý là tổng hợp  những quy định về thủ tục để thực hiện một  hoạt động cụ thể của chủ thể Khung pháp lý về sáp nhập, mua lại ở Việt  Nam có những cấu thành sau (i) • Thứ nhất, pháp luật doanh nghiệp: quy định sáp nhập, mua lại như  một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm sáp nhập doanh  nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp. Ngoài ra còn điều chỉnh các cách  thức và thủ tục mua cổ phần, mua phần vốn góp, mua lại doanh  nghiệp tư nhân, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp. •  Thứ hai, pháp luật cạnh tranh: nhìn nhận sáp nhập, mua lại dưới  góc độ hành vi TTKT bao gồm sáp nhập doanh nghiệp, mua lại  doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và liên doanh doanh nghiệp;  đưa ra các quy định hạn chế các giao dịch sáp nhập, mua lại dựa  trên thị phần kết hợp của các bên tham gia giao dịch.  •  Thứ ba, pháp luật đầu tư: xem xét sáp nhập, mua lại là một hình  thức đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư sáp nhập và mua lại doanh  nghiệp; đưa ra các quy định về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của  nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực ngành nghề và điều  kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh. Khung pháp lý về sáp nhập, mua lại ở Việt  Nam có những cấu thành sau (ii) • Thứ tư, pháp luật dân sự: chủ yếu điều chỉnh sáp nhập, mua  lại dưới khía cạnh hợp đồng giữa các bên ­ các loại hợp đồng  này có thể là hợp đồng mua bán cổ phần, hợp đồng chuyển  nhượng phần vốn góp, hợp đồng mua bán tài sản … •  Thứ năm, pháp luật thuế: khi thực hiện sáp nhập, mua lại  thông thường sẽ thay đổi lớn về tài chính, các loại thuế thu  nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế gia trị gia  tăng….sẽ  phá t sinh vì vậy các bên tham gia phai hoàn thành  ̉ tất các nghĩa vụ thuế  đối với nhà nước Việt Nam. •  Thứ sáu, pháp luật kế toán: quy định về việc hợp nhất báo  cáo tài chính. Ngoài ra còn được quy định cụ thể tại các văn  bản Thông tư số 21/2006/TT­BTC, Thông tư số 161/2007/TT­ BTC, Chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất kinh doanh,   Chuẩn mực kế toán số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế  toán khoản đầu tư vào công ty con. Khung pháp lý về sáp nhập, mua lại ở Việt  Nam có những cấu thành sau (iii) • Thứ bảy, pháp luật kiểm toán: kiểm tra cá c  hoat đông vê ̣ ̣ ̀  tà i chí nh cua doanh nghiêp đ ̉ ̣ ể  xá c định giá trị tài sản của doanh nghiệp. •  Thứ tám, pháp luật sở hữu trí tuệ: điều chỉnh  khía cạnh chuyển giao quyền tác giả, công nghệ,  bí mật kinh doanh giữa các bên. •  Thứ chín, pháp luật lao động: yêu cầu các bên  tham gia sáp nhập, mua lại phải thực hiện đúng  nghĩa vụ đối với người lao động, tức là các  phương án sử dụng lao động khi thương vụ  thành công. Khung pháp luật và thể chế (i)  • Hệ thống quy phạm có hiệu lực bắt buộc tạo  điều kiện cho thị trường xuất hiện; một quy  trình ban hành, sửa đổi và thực thi pháp luật  hợp lý, đơn giản, minh bạch, có sự tham gia của  các chủ thể có liên quan, có thể dự đoán trước  và tin cậy được và một hệ thống các thiết chế  với những nhân viên có nghiệp vụ, tuân theo  pháp luật, không tùy tiện khi thi hành công vụ. Khung pháp luật và thể chế (ii)  • Hoạt động M&A ở nghĩa kinh tế được xem xét  dưới nhiều góc độ: như một trong các hành vi  tập trung kinh tế được điều chỉnh bởi pháp luật  cạnh tranh, như một trong những hình thức tổ  chức lại doanh nghiệp được điều chỉnh theo  pháp luật về doanh nghiệp và như một trong  những hình thức đầu tư được điều chỉnh theo  pháp luật về đầu tư Khung pháp luật và thể chế (iii)  • Liên quan đến việc sáp nhập, mua lại cổ phần  của công ty đại chúng, công ty đã niêm yết trên  sàn giao dịch chứng khoán, M&A còn được điều  chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán. • Hoạt động sáp nhập, mua lại trong các lĩnh vực  đặc thù được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên  ngành. Khung pháp luật và thể chế (iv)  • Hoạt động M&A được điều chỉnh bởi hai nhóm  quy định chính: (i)quy định về thủ tục (quy trình  thủ tục, hồ sơ giấy tờ, thẩm quyền giải quyết)  và (ii) quy định về nội dung (các điều kiện, hạn  chế, các nghiệp vụ trong việc tiến hành giao  dịch M&A). Đánh giá chung • Trở ngại đối với hoạt động M&A tại Việt Nam  về mặt pháp lý là chưa có khung khổ pháp luật  hoàn ch ...

Tài liệu được xem nhiều: