Danh mục

Bài giảng Phôi mô học và vấn đề di chuyển răng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.36 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Phôi mô học và vấn đề di chuyển răng nhằm giúp người học nêu được cơ sở sinh học của quá trình tái cấu trúc kèm theo sự di chuyển răng trong chỉnh hình; thảo luận được quá trình di gần và trồi mặt nhai; trình bày được phản ứng của mô nha chu đối với các lực điều trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phôi mô học và vấn đề di chuyển răng PHÔI-MÔ HỌC VÀ VẤN ĐỀ DI CHUYỂN RĂNGMỤC TIÊU : 1. Nêu được cơ sở sinh học của quá trình tái cấu trúc kèm theo sự di chuyển răng trong chỉnh hình. 2. Thảo luận được quá trình di gần và trồi mặt nhai. 3. Trình bày được phản ứng của mô nha chu đối với các lực điều trị.MỞ ĐẦU Do các răng bám vào xương ổ nhờ dây chằng nha chu, nên khi thực hiện chức năng, một bộ răng có khớp cắn bình thường chịu những dịch chuyển sinh lý. Những dịch chuyển sinh lý còn được gây ra do những lực yếu, gián đoạn và tạm thời hay liên tục của cơ (hệ thống môi, má, lưỡi và các cơ hàm) hoặc của các răng đối kháng trong lúc cắn, nhai, nuốt và các lực cận chức năng (nghiến, siết chặt răng… ). Các lực này có xu hướng triệt tiêu lẫn nhau để duy trì trạng thái cân bằng động của hệ thống nhai. Dịch chuyển răng sinh lý kích thích quá trình tái cấu trúc mô nha chu nhưng không làm thay đổi vĩnh viễn vị trí răng. Do đó dịch chuyển răng sinh lý cần được phân biệt với các di chuyển răng sinh lý và di chuyển răng do chỉnh hình: Di chuyển răng sinh lý và di chuyển răng do chỉnh hình làm thay đổi vĩnh viễn vị trí răng và có cùng cơ sở sinh học. - Trong di chuyển răng sinh lý, vị trí răng trong xương ổ thay đổi chủ yếu theo hai hướng: phía gần (di gần) và phía nhai (trồi mặt nhai). - Trong di chuyển răng do chỉnh hình, vị trí răng có thể thay đổi hầu như theo bất kỳ hướng nào, được thực hiện bởi những lực nhân tạo có thể thay đổi cường độ thông qua các khí cụ chỉnh hình.I. CƠ SỞ SINH HỌC CỦA SỰ DI CHUYỂN RĂNG Để làm thay đổi vị trí vĩnh viễn răng trong xương ổ, toàn bộ hệ thống răng-mônâng đỡ phải được tái cấu trúc. Quá trình tái cấu trúc này đòi hỏi kích hoạt mộtloạt tế bào khác nhau, có chức năng tái tạo để đưa đến sự đổi mới sinh lý. Nhữngmô tham gia vào quá trình đó là xương ổ (đặc biệt là xương ổ chính danh và nhữngbè xương nâng đỡ trong xương xốp), dây chằng nha chu, nướu và xê măng, nghĩalà toàn bộ các cấu trúc của nha chu.Cả di chuyển răng sinh lý lẫn di chuyển răng do chỉnh hình cần phải có sự phốihợp đồng bộ, phức tạp và điều hòa sinh học của một số hoạt động sau : 1. Sự đổi mới sinh lý của xương: Quá trình này do những tế bào của hệ thống sinh xương (tế bào tiền sinh xương, tạo cốt bào, tế bào xương và hủy cốt bào) đảm nhiệm. Trên chuột, chu kỳ tái cấu trúc gồm 1,5 đến 2,3 ngày tiêu xương; 3,5 đến 4 ngày tái tổ hợp tế bào và 1 ngày tái tạo, trong đó lượng xương bị lấy đi trước đó phù hợp với lượng xương được bồi đắp sau này (Tran Van. P., 1982). 1 Trong suốt quá trình này, sợi Sharpey hoặc bị đứt và sau đó tái tạo và tái bám dính, hoặc vẫn còn nguyên trong khi xương được tái cấu trúc. Sự hình thành sợi Sharpey mới phù hợp với sự hình thành xương mới, khi đó nguyên bào sợi của màng nha chu thoái hóa từ xương đang hình thành trước đo (Garant, P.R., 1976; Kurihara, S., 1980). 2. Sự chuyển đổi sinh lý của dây chằng nha chu: Bao gồm việc thay thế những sợi Sharpey bám vào xương và sự hình thành xương mới bám vào xê măng; Sự đứt sợi nha chu cũ, đặc biệt là ở vị trí gần xương đang tiêu thông qua đại thực bào và tiêu hủy nội tế bào bởi nguyên bào sợi 3. Sự tái cấu trúc sinh lý của mô liên kết nướu: Tùy thuộc vào hoạt động của nguyên bào sợi ở nướu, đặc biệt là sự phối hợp liên tục của quá trình tổng hợp và lấy đi các sợi collagen. 4. Sự bồi đắp xê măng: Xê măng được bồi đắp là xê măng sợi ngoại sinh không tế bào, có sự tăng chiều dày do khoáng hóa từng lớp các bó sợi nha chu kế cận (bó sợi Sharpey). Xê măng sợi nội sinh có tế bào được lắng đọng theo kiểu đắp thêm từng chỗ (sau thời kỳ tiêu xê măng), sau đó lớp xê măng mới có sợi ngoại sinh không tế bào phủ lên chỗ đắp thêm này. Quá trình này làm dày lớp xê măng sợi hỗn hợp có tế bào. Tất cả hệ thống trên phải được hoạt động tự do, không bị giới hạn do các can thiệp điều trị. Nếu dùng lực quá mức trong khi chỉnh hình, sẽ dẫn đến hoại tử, một số thành phần của hệ thống này sẽ ngừng hoạt động và quá trình di chuyển răng, cũng có nghĩa là quá trình tái cấu trúc sẽ bị kéo dài và gây biến chứngII. SỰ DI GẦN VÀ TRỒI MẶT NHAI 2.1. Sự di gần “Di gần” là thuật ngữ do Stein và Weinmann đặt ra vào năm 1925, nó cónghĩa là các răng trên một cung răng toàn vẹn, (cả răng sữa và răng vĩnh viễn), divề phía giữa cung răng, làm cho vị trí của các răng ngày càng về phía gần hơncùng với sự tăng lên của tuổi tác. Nguyên nhân cơ bản của sự di gần là do mòn men răng ở các vùng tiếp xúcmặt bên. Các điểm tiếp xúc ...

Tài liệu được xem nhiều: