Bài giảng quan trắc - khảo sát môi trường 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng quan trắc - khảo sát môi trường 2 BÀI GIẢNGMôn học: QUAN TRẮC- KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG II (QTKSMT NƯỚC - ĐẤT) 1Chương 1: Môi trường nước - Sự ô nhiễm và đánh giá lượng nguồn nước1.1. Tài nguyên thiên nhiên1.1.1. Khái quát chung về tài nguyên nước- Thuỷ quyển - một trong các thành phần cơ bản của môi trường nước, baogồm toàn bộ các đại dương, sông suối, ao, nước ngầm, băng tuyết, hơi ẩm trongđất và trong không khí.- Khối lượng các loại nguồn nước rất khác nhau (94% nước trên trái đất lànước mặn)- Tầm quan trọng: + Là môi trường sống + Điều hoà khí hậu- Chu trình nước tuần hoàn: nước trên trái đất được tuần hoàn theo chu trình,tuỳ theo loại nguồn nước mà thời gian luân hồi cơ thể rất ngắn (một vài tuầnhoặc kéo dài hàng ngàn năm).- Thực trạng chung của nguồn tài nguyên nước: + Trử lượng: dồi dào, phong phú. Việt Nam là một trong những quốc gia cótrử lượng nước hàng đầu thế giới. + Chất lượng: thiếu nguồn nước sạch ( nước có thể uống được). + Xu thế biến đổi: Có dấu hiệu bị ô nhiễm ở các khu đô thị, khu côngnghiệp,…1.1.2. Thành phần hoá học của nguồn nước - Các hợp chất vô cơ, hữu cơ trong nước tự nhiên có thể tồn tại ở dạng ionhoà tan, khí hoà tan, dạng rắn hoặc lỏng. - Chính sự phân bố các chất này quyết định bản chất của nướ tự nhiên: ngọt, mặn, giàu hoặc nghèo dinh dưỡng, cứng hoặc mềm, bị ô nhiễm nặng hoặc nhẹ,… 21.1.2.1. Các ion hoà tan - Trong nước tự nhiên có các ion hoà tan: Cl-, Na+, SO42- ,Mg2+,Ca2+,HCO3-,… - Hàm lượng các nguyên tố hoá học phân bố phụ thuộc vào + Đặc điểm khí hậu + Địa chất, địa hình + Độ dốc của lưu vực + Nguồn thải chất ô nhiễm - Để xác định các ion hoà tan trong nước: dùng chỉ số TDS (tổng chấtrắn hoà tan = Total dislove sodid)1.1.2.2. Các khí hoà tan - Hầu hết các khí đều hoà tan hoặc phản ứng với nước (trừ metan): O2, CO2, NH3, H2S,… - O2: Độ bảo hoà phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ nước, áp suất khí quyển trên bề mặt và một phần vào độ mặn. - NH3, H2S: do sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ.1.1.2.3. Các chất rắnBao gồm vô cơ, hữu cơ và sinh vật: - Chúng được phân thành 02 loại, phụ thuộc vào kích thước + Loại chất rắn có thể lọc được d ≤ 10 - 6m: • Dạng keo: 10-9 - 10-6m • Dạng hoà tan: < 10-9m + Loại chất rắn không lọc được: • d ≥ 10-6m → tảo • d: 10-5 - 10-6m → hạt bùn (lơ lửng) • d > 10-5m → cát, sạn (lắng được) - Chất rắn có thể phân loại theo độ bay hơi ở nhiệt độ sấy (1030C – 1050C) + Chất rắn bay hơi + Chất rắn không bay hơi 31.1.2.4. Chất hữu cơ- Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học: đường, chất héo,prôtêin,…- Chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học: PCB, Dioxin,…1.1.3. Thành phần sinh học của nguồn nước tự nhiên- Chỉ thị cho độc tính sinh thái của nguồn nước- Một số loài sinh vật gây ô nhiễm hoặc làm sạch nguồn nước tự nhiên * Vi khuẩn và nấm * Siêu vi trùng(vi rút) * Tảo * Các loại thực vật và sinh vật khác1.2. Các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước1.2.1. Các chỉ tiêu vật lý1.2.1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường cao hơn nhiệt độ của nước cấpdo việc xả các dòng nước nóng hoặc ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mạihay công nghiệp và nhiệt độ của nước thải thwongf thấp hơn nhiệt độ củakhông khí. Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng bởi vìphần lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quá trình xử lýsinh học mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật, đến sựhòa tan oxy trong nước. Nhiệt độ còn là một trong những thông số công nghệquan trọng liên qun đến quá trình lắng các hạt cặn. Nhiệt độ của nước thải thường thay đổi theo mùa và vị trí địa lý. Ở nhữngvùng khí hậu lạnh, nhiệt độ của nước thải có thể thay đổi từ 7 ÷ 180C, trong khiđó ở những vùng có khí hậu ấm hơn, nhiệt độ của nước thải có thể thay đổi từ13 đến 240C. - Phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường (nước mặt) - Nhiệt độ nước ngầm ít thay đổi 4 - Xác định nhiệt độ bằng nhiệt độ bằng nhiệt kế1.2.1.2. Màu Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốcnhuộm hoặc do các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy các chấthữu cơ. Độ màu là thông số thường mang tính chất định tính, có thể đwocj sửdụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải. Nước thải sinh hoạt để chưaquá 6h thường có màu nâu nhạt. Màu xám nhạt đến trung bình là đặc trưng c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Môi trường nước Thành phần sinh học nguồn nước tự nhiên chất lượng nguồn nước nhiệt độ của môi trường chất hữu cơGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vai trò chỉ thị của đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu các quá trình môi trường
7 trang 173 0 0 -
Tiểu luận: Phương pháp xử lý vi sinh vật
33 trang 135 0 0 -
111 trang 105 0 0
-
Đề tài: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010
15 trang 82 0 0 -
7 trang 81 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 74 0 0 -
98 trang 56 0 0
-
Hỏi đáp Pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến doanh nghiệp
60 trang 55 0 0 -
TIỂU LUẬN Cấp nước tuần hoàn và tái sử dụng nước thải
17 trang 41 0 0 -
Thuyết trình nhóm: Độc chất trong môi trường nước
20 trang 34 0 0 -
Giáo trình cấp nước - Nxb. Xây dựng
219 trang 30 0 0 -
96 trang 29 0 0
-
Đề tài: Các thông số chất lượng môi trường nước
37 trang 29 0 0 -
Luận Văn: NGHIÊN CỨU,ÁP DỤNG MBR XỬ LÝ NƯỚC MẶT TRONG NƯỚC CẤP
28 trang 29 0 0 -
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015
36 trang 27 0 0 -
Mạng lưới thoát nước - Chương 5
0 trang 24 0 0 -
50 trang 24 0 0
-
Ảnh hưởng của PH đến sự hình thành và phát triển của chấm lượng tử CdTe
7 trang 23 0 0 -
Mạng lưới thoát nước - Chương 2
0 trang 23 0 0 -
Bài giảng Tài nguyên nước; Chương 2 - TS. Lê Quốc Tuấn
54 trang 23 0 0