Danh mục

Bài giảng Quản trị chiến lược - Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 902.56 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản trị chiến lược - Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp" trình bày về các loại chiến lược trong doanh nghiệp bao gồm 3 cấp chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược cấp (đơn vị) kinh doanh, chiến lược cấp chức năng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị chiến lược - Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp BÀI 4 CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Quản trị chiến lược, PGS. TS. Ngô Kim Thanh, NXB Đại học KTQD. 2. Fred David (2010), Strategic Management – Crafting & Executing strategy, Thompson, Strickland, & Gamble.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung Bài 4, sẽ tập trung trình bày về các loại chiến lược trong doanh nghiệp bao gồm 3 cấp:  Chiến lược cấp doanh nghiệp (Corporate-level Strategy);  Chiến lược cấp (đơn vị) kinh doanh (SBU-level Strategy);  Chiến lược cấp chức năng (Functional-level Strategy). Để làm rõ vai trò, nội dung và sự nhất quán giữa các loại chiến lược này trong việc giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu  Hiểu 3 cấp chiến lược trong doanh nghiệp;  Hiểu nội dung của các cấp chiến lược và điều kiện vận dụng;  Hiểu sự thống nhất giữa các cấp và các loại chiến lược trong doanh nghiệp. MAN308_Bai4_v1.0014102228 79 Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp Tình huống dẫn nhập Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên, với số vốn đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch cộng với niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ. Cho đến năm 2003, cà phê hòa tan G7 chính thức có mặt trên thị trường và chiến thắng Nestle trong cuộc thử mùi với kết quả 89% nghiêng về G7. Ngày 9/6/2009, Công ty Trung Nguyên đã khởi công xây dựng nhà máy chế biến cà phê với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD tại Cụm công nghiệp Tân An, tỉnh Đắc Lắc. Dự án có diện tích 7,5 ha, nhà máy được trang bị máy móc hiện đại theo công nghệ của Đức, Italia; theo mô hình sản xuất khép kín; có công suất hơn 60.000 tấn/năm. Dự kiến sau thời gian xây dựng 18 tháng, đây sẽ là nhà máy chế biến cà phê lớn nhất tại Đắc Lắc đến thời điểm này. Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, khối Asean. Tiếp sau đó, năm 2011 – 2012, Trung Nguyên dẫn đầu thị phần cà phê Việt Nam (Rang xay và hòa tan), Trung Nguyên được người Việt Nam bình chọn là thương hiệu được yêu thích nhất. Tháng 9/2010, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk thông báo về việc chuyển nhượng dự án Nhà máy Cà phê Sài Gòn. Theo thông tin công bố, Vinamilk đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án Nhà máy Cà phê Sài Gòn cho Công ty Cổ phần Trung Nguyên tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương. Nhà máy này chuyên sản xuất các sản phẩm cà phê hòa tan các loại, cà phê rang xay và cà phê đóng lon uống liền, có công suất chế biến 1.500 tấn cà phê hòa tan và 2.600 tấn cà phê rang xay mỗi năm, với tổng vốn đầu tư 17 triệu USD. Thông tin từ phía Trung Nguyên cho biết, vụ mua lại Nhà máy Cà phê Sài Gòn nằm trong chiến lược hoàn thiện hệ thống nhà máy công nghệ và bí quyết của công ty này, với mức đầu tư 2.200 tỷ VND trong thời hạn 5 năm. Ông Lê Tuyên, Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của Trung Nguyên, nói: “Đối với Trung Nguyên, đây là một bước chuẩn bị của cuộc hành trình dài để xóa bỏ những ám ảnh về nghịch lý bất công của ngành cà phê Việt Nam, thể hiện khát vọng của cả một tập thể con người Trung Nguyên, quyết tâm nâng cao vị thế thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế”. Hiện Trung Nguyên đang có 4 nhà máy chế biến cà phê lớn nhất, gồm 2 nhà máy chế biến cà phê rang xay và 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan. Việc tiếp nhận Nhà máy Cà phê Sài Gòn sẽ nâng tổng công suất sản xuất cà phê hòa tan của Trung Nguyên lên gấp 3 lần so với trước đây. Sau 16 năm, đã có 12,2 tỷ ly cà phê Trung Nguyên được tiêu thụ, 11/17 triệu hộ gia đình Việt Nam sử dụng cà phê Trung Nguyên, 60 quán cà phê Trung Nguyên (TNF) đã được khai trương. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng được duy trì trên 50% trong nhiều năm liên tiếp. Trong năm 2012 – 2013 và giai đoạn tiếp theo, Trung Nguyên tập trung toàn lực hiện thực mục tiêu chiến lược của tổ chức “Thống lĩnh nội địa – Chinh phục thế giới”. Nhận diện chiến lược và mục tiêu mà Trung Nguyên đang theo đuổi? 80 MAN308_Bai4_v1.0014102228 Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh thường được ví như kim chỉ nam dẫn dắt mọi hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Việc xác định được một hệ thống chiến lược và kế hoạch thống nhất, khoa học, hợp lý và linh hoạt là một trong những điều kiện tiền đề giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu tài chính ngắn hạn và những mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn. Ngoài việc xác định rõ hướng đi, đích đến, chiến lược kinh doanh còn giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, tránh né hoặc giảm nhẹ tác động của các nguy cơ, đe dọa; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và làm căn cứ để ra các quyết định trong quá trình tổ chức kinh doanh sau này. Hệ thống chiến lược trong doanh nghiệp đơn ngành và đa ngành về cơ bản là giống nhau về các thức xây dựng, nội dung và triển khai. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp đơn ngành hệ thống chiến lược thư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: