Bài giảng Quản trị Marketing - Bài 4: Chính sách định giá
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị Marketing - Bài 4: Chính sách định giá Bài 4: Chính sách định giá BÀI 4 CHÍNH SÁCH ĐỊNH GIÁ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Philip Kotler, Những nguyên lý tiếp thị, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. 2. Philip Kotler, Quản trị marketing, Nhà xuất bản Thống kê, 1994. 3. Philip Kotler & Gary Armstrong, Những nguyên lý tiếp thị, Nhà xuất bản Thống kê, 2004. 4. Philip Kotler, Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2005 5. Philip Kotler, Kotler bàn về tiếp thị, Nhà xuất bản trẻ, 2007. 6. Trần Minh Đạo, Giáo trình marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Khái quát về giá cả. Tiến trình định giá ban đầu (giá cơ bản) cho sản phẩm: 1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá; 2. Lựa chọn phương pháp định giá; 3. Quyết định giá cuối cùng. Các chiến lược định giá cho danh mục sản phẩm. Các chiến lược điều chỉnh giá, thay đổi giá và đối phó về giá trong cạnh tranh. Mục tiêu Xác định được tầm quan trọng và hiểu được tiến trình xác định mức giá bán ban đầu (giá cơ bản/giá cơ sở) cho sản phẩm. Hiểu được các nguyên tắc chỉ đạo trong việc xác định mức giá bán cho từng sản phẩm, cho toàn bộ danh mục sản phẩm. Nắm được các nguyên tắc cơ bản của chính sách điều chỉnh giá, thay đổi giá và đối phó về giá trong cạnh tranh.114 TXMKMA01_Bai4_v1.0015103209 Bài 4: Chính sách định giáTình huống dẫn nhập Công ty A vừa nghiên cứu sản xuất thành công một sản phẩm mới với giá thành mà phòng kế toán tài chính dự tính là 25.000 đồng/sản phẩm. Phòng cũng đề xuất mức giá bán lẻ dự kiến là 29.000 đồng, tương ứng với công suất mà bộ phận sản xuất báo lên là 500.000 đơn vị sản phẩm/năm. Phòng thị trường cho rằng, với mức giá 29.000 thì không thể tiêu thụ được mà chỉ có thể bán với giá 27.500. Song mức giá này được tính toán là không đạt mức lợi nhuận mục tiêu. Bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?TXMKMA01_Bai4_v1.0015103209 115 Bài 4: Chính sách định giá4.1. Những vấn đề chung về giá Giá mang nhiều tên gọi khác nhau và được tiếp cận trên nhiều góc độ. Giá là tên gọi chung có liên quan đến lượng đơn vị tiền tệ dùng để mua hoặc bán của hầu hết sản phẩm vật chất. Nhưng đối với các dịch vụ thì tên gọi của giá được biến tướng thành nhiều dạng, chẳng hạn, học phí – giá của các khóa học; cước – giá của dịch vụ vận chuyển, giá của thông tin… Có một số góc độ tiếp cận về giá cả chúng ta cần quan tâm. Với hoạt động trao đổi giá cả được định nghĩa: Giá là mối tương quan trao đổi trên thị trường. Định nghĩa này chỉ rõ: o Giá là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi. Vì vậy, không thể thiếu vắng giá cả ở bất kỳ một hoạt động trao đổi nào. o Trao đổi qua giá là trao đổi dựa trên giá trị của những thứ đem trao đổi. Vì vậy, khi thực hiện trao đổi qua giá, trước hết phải đánh giá được giá trị của các thứ đem trao đổi. Nếu tiêu chuẩn của giá trị là lợi ích kinh tế thì sự chấp nhận một mức giá phụ thuộc rất lớn vào sự xét đoán lợi ích mà các thành viên tham gia trao đổi đánh giá về mức giá đó. Với người mua: Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Định nghĩa này thể hiện rõ quan niệm của người mua về giá: o Giá là chi phí bằng tiền mà người mua phải bỏ ra để có được những lợi ích mà họ tìm kiếm ở hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, giá thường là chỉ số quan trọng được sử dụng trong quá trình lựa chọn và mua sắm sản phẩm của người mua. o Thích mua rẻ là xu hướng có tính quy luật trong ứng xử về giá của người mua. Khi mọi điều kiện khác như nhau (chất lượng sản phẩm, danh tiếng nhãn hiệu, dịch vụ hỗ trợ... như nhau) người mua luôn tìm đến những người cung ứng có giá bán thấp nhất. o Giá chỉ là đại diện cho một bộ phận chi phí (được tính bằng tiền) mà người ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản trị Marketing Quản trị Marketing Chính sách định giá Lựa chọn phương pháp định giá Quyết định giá cuối cùngGợi ý tài liệu liên quan:
-
22 trang 667 1 0
-
6 trang 402 0 0
-
Giáo trình Quản trị Marketing (Tái bản lần thứ 2): Phần 1
253 trang 207 1 0 -
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo
37 trang 205 0 0 -
98 trang 202 0 0
-
Tài liệu học tập Quản trị marketing: Phần 2
120 trang 199 0 0 -
Quản lý hoạt động marketing: Phân tích môi trường marketing
16 trang 189 0 0 -
Tiểu luận Quản trị marketing: Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty Starbucks Coffee
22 trang 173 0 0 -
Bài giảng Quản trị Marketing – Chương 2: Phương pháp phân tích thị trường
38 trang 156 0 0 -
Phân tích ma trận GE/McKinsey của doanh nghiệp
16 trang 128 0 0 -
Tóm Tắt Sách Quản Trị Marketing Của Philip Kotler
67 trang 122 0 0 -
Quản trị marketing - Philip Kotler: Phần 2
331 trang 116 0 0 -
7 trang 111 0 0
-
Bài giảng Quản trị marketing: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Thu Hồng
82 trang 105 0 0 -
Bài tiểu luận trực tuyến học phần: Quản trị Marketing
25 trang 100 1 0 -
Bài giảng Quản trị Maketing - Chương 4: Thị trường tiêu dùng và hành vi mua của người tiêu dùng
24 trang 98 0 0 -
Quản trị marketing - Philip Kotler: Phần 1
302 trang 95 0 0 -
23 trang 93 0 0
-
2 trang 90 2 0
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng thực hiện chính sách xúc tiến hỗn hợp của công ty nhựa cao cấp Hàng không
75 trang 86 0 0