Danh mục

Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 8: Kỹ thuật tài trợ rủi ro

Số trang: 15      Loại file: ppt      Dung lượng: 197.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu của Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 8: Kỹ thuật tài trợ rủi ro nhằm giải thích sự khác nhau giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Cho thí dụ minh họa. Giải thích mức độ kiểm soát của một tổ chức đối với rủi ro muốn được lưu giữ như thế nào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 8: Kỹ thuật tài trợ rủi ro Chương 8 KỸ THUẬT TÀI TRỢ RỦI RO Mục tiêu nghiên cứu q Giải thích sự khác nhau giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Cho thí dụ minh họa. q Giải thích mức độ kiểm soát của một tổ chức đối với rủi ro muốn được lưu giữ như thế nào. q Cho thí dụ về các phương pháp tài trợ rủi ro: tài trợ tức thời, tài trợ trong tương lai hay tài trợ trong quá khứ. q Hãy kể 4 thành phần thiết yếu của một giao dịch bảo hiểm. q Trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp chuyển giao không bảo hiểm. q Trình bày những vấn đề cần xem xét khi lựa chọn giữa lưu giữ và chuyển giao. 1 Chương 8 KỸ THUẬT TÀI TRỢ RỦI RO I. GIỚI THIỆU CHUNG q Không kiểm soát được rủi ro có nghĩa là phải chấp nhận tài trợ rủi ro. q Tài trợ rủi ro là một họat động thụ động, chỉ hành động sau khi tổn thất đã xuất hiện. q Quá trình đánh giá rủi ro đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản trị rủi ro lập kế họach và hợp lý hóa chương trình tài trợ rủi ro. q Tài trợ rủi ro bao gồm tài trợ rủi ro cũng như tài trợ tổn thất. q Tài trợ rủi ro bao gồm cả các phương pháp thanh toán thù lao cho các nhà quản trị rủi ro và tài trợ các phương tiện kiểm soát tổn thất. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÀI TRỢ RỦI RO. Phương pháp tài trợ rủi ro được phân thành 2 nhóm: q Lưu giữ tổn thất (nhóm 1) là hình thức chấp nhận chịu đựng tổn thất theo hậu quả tài chính trực tiếp, là phương pháp tự thanh toán tổn thất. q Chuyển giao rủi ro (nhóm 2) là việc xắp xếp một vài thành phần (thí dụ, nhà bảo hiểm) gánh chịu hậu quả tài chính trực tiếp. Nói một cách 2 khác, chuyển giao là chuyển việc thanh toán tổn thất cho các thành phần khác. Chương 8 III. LƯU GIỮ TỔN THẤT KỸ THUẬT TÀI TRỢ RỦI RO I q Lưu giữ tổn thất là phương pháp sử dụng nguồn vốn tự có của tổ chức, công thêm với nguồn vay mượn mà tổ chức đó phải có trách nhiệm hoàn trả. Có 2 phương pháp lưu giữ tổn thất chủ yếu: 1. Lưu giữ tổn thất thụ động hay không có kế hoạch: khi nhà quản trị rủi ro không nhận ra rủi ro và hậu quả là không cố gắng xử lý rủi ro đó. 2. Lưu giữ tổn thất năng động hay có kế hoạch: khi nhà quản trị rủi ro xem xét các phương pháp xử lý rủi ro khác nhau và quyết định không chuyển giao tổn thất tiềm năng. q Tự bảo hiểm là một trường hợp đặc biệt của kế hoạch lưu giữ tổn thất. Tự bảo hiểm không phải là bảo hiểm vì nó không chuyển giao rủi ro sang cho một người khác q Kế hoạch tài trợ tổn thất: là hình thức tài trợ cho kế họach lưu giữ có thể đi từ đơn giản đến, không cung cấp nguồn tài trợ trước, cho đến những kỹ thuật phức tạp hơn, như bảo hiểm trực hệ vànhóm lưu giữ rủi ro. 1. Không chuẩn bị tài trợ trước: các tổn thất ít khi được tài trợ bằng vào nguồn vay mượn mà các tổ chức chia nhỏ tổn thất khi nó xuất hiện, phương pháp lưu giữ những tổn thất lớn bị các tổ chức tài trợ tài chính phê phán là yếu kém trong quản trị tài chính. 3 Chương 8 III. LƯU GIỮ TỔN THẤT KỸ THUẬT TÀI TRỢ RỦI RO 2. Tài khoản nợ hay tài khoản dự phòng: nhà quản trị rủi ro của một tổ chức tự tài trợ rủi ro có thể hình thành một tài khoản nợ để giải quyết những tổn thất ngoài dự tính. Hàng năm dự kiến tổn thất sẽ được cộng thêm vào tài khoản đồng thời lợi nhuận sẽ bị trừ đi một khoản tương ứng. Kỹ thuật này làm giảm bớt ảnh hưởng của tổn thất không bảo hiểm theo thời gian bằng cách trừ một lượng tổn thất trung bình từ lợi nhuận hàng năm hơn là trừ toàn bộ cùng một lúc giá trị của tổn thất khi nó xảy ra. 3. Tài khoản tài sản dự phòng: một tổ chức có thể giữ tiền mặt hay các đầu tư dễ chuyển thành tiền mặt để thanh toán những khoản tổn thất không bảo hiểm. Ví dụ: một nhà quản trị rủi ro của chính quyền địa phương có thể giữ một tài khoản bảo đảm để thanh toán tổn thất và né tránh việc nhất thiết tạm thời phải tăng tạm thời các loại thuế hay vay mượn thêm của nhà nước khi tổn thất xảy ra. Nhược điểm của phương pháp này là lợi nhuận đầu tư này thấp so với đầu tư vào chỗ khác. 4. Bảo hiểm trực hệ: là một người bảo hiểm được sở hữu bởi người được bảo hiểm, có nhiều hình thức bảo hiểm trực hệ như sau: s Được sở hữu toàn bộ bởi một công ty-trực hệ thuần túy. 4 Chương 8 III. LƯU GIỮ TỔN THẤT KỸ THUẬT TÀI TRỢ RỦI RO s Là sở hữu chung của một nhóm doanh nghiệp-trực hệ tập đoàn. s Là sở hữu chung của một nhóm thành viên thuộc hiệp hội thương mại-trực hệ thương mại. IV. CHUYỂN GIAO BẢO HIỂM q Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp thuận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xuất hiện. q Bảo hiểm có thể được định nghĩa như một hợp đồng chấp thuận giữa hai bên, người bảo hiểm đồng ý bù đắp những tổn thất được bảo hiểm và người được bảo hiểm có trách nhiệm đóng những khoản phí bảo hiểm cũng như chi phí dịch vụ cho người bảo hiểm. 1. Thành phần của một giao dịch bảo hiểm: gồm bốn thành phần 1. Một hợp đồng được hai bên thỏa thuận 2. Chí phí thanh toán cho người bảo hiểm 3. Một khoản chi trả có điều kiện được thanh toán theo tình huống được xác định trong hợp đồng bảo hiểm 4. Có nguồn quỹ chung do người bảo hiểm nắm giữ để chi trả cho các khiếu nại bồi thường. Nguồn kinh phí góp chung là thành phần cơ bản của loại bảo hiểm này. Không có nguồn kinh phí góp chung, giao ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: