Danh mục

Bài giảng Quản trị thương hiệu 2 - Chương 2: Phát triển khai thác thương mại các chỉ dẫn địa lý và thương hiệu tập thể

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.05 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quản trị thương hiệu 2 - Chương 2: Phát triển khai thác thương mại các chỉ dẫn địa lý và thương hiệu tập thể. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: quy định pháp luật về chỉ dẫn địa lý; quản trị thương hiệu tập thể; khai thác thương mại các chỉ dẫn địa lý;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị thương hiệu 2 - Chương 2: Phát triển khai thác thương mại các chỉ dẫn địa lý và thương hiệu tập thể Chương 2: Phát triển khai thác thương mại các chỉ dẫn địa lý và thương hiệu tập thể 2.1. Quy định pháp luật về chỉ dẫn địa lý 2.1.1. Tiếp cận pháp lý về chỉ dẫn địa lý 2.1.2. Những đặc điểm pháp lý và thương mại chỉ dẫn địa lý 2.1.3. Quy trình xác lập bảo hộ chỉ dẫn địa lý 2.2. Quản trị thương hiệu tập thể 2.2.1. Khái niệm và phân loại thương hiệu tập thể 2.2.2. Các đặc điểm và điều kiện phát triển thương hiệu tập thể 2.2.3. Nguyên lý và nội dung xây dựng, phát triển thương hiệu tập thể 2.3. Khai thác thương mại các chỉ dẫn địa lý 2.3.1. Quản lý quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý 2.3.2. Các biện pháp thương mại khai thác chỉ dẫn địa lý 2.1. Quy định pháp luật về chỉ dẫn địa lý 2.1.1. Tiếp cận pháp lý về chỉ dẫn địa lý 2.1.2. Những đặc điểm pháp lý và thương mại chỉ dẫn địa lý 2.1.3. Quy trình xác lập bảo hộ chỉ dẫn địa lý 2.1.1. Tiếp cận pháp lý về chỉ dẫn địa lý - “CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” (Theo khoản 22 điều 4 luật SHTT VN 2005) • Chỉ dẫn nguồn gốc là bất cứ dấu hiệu hay cách thức thể hiện nào dùng để chỉ rằng một hàng hóa có nguồn gốc từ một quốc gia, một khu vực hoặc một nơi cụ thể. Tuy nhiên, hàng hóa đó không nhất thiết phải có đặc tính chất lượng đặc thù do yếu tố địa lý tạo nên (Theo Công ước Paris 1883). • Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của một nước hoặc địa phương nơi mà hàng hóa được sản xuất và chất lượng đặc thù của hàng hóa này là do môi trường địa lý (kể cả yếu tố tự nhiên và con người) của nước hoặc địa phương đó quyết định  Chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ và CDĐL có mối liên hệ với nhau. Tên gọi xuất xứ là một dạng đặc biệt của CDĐL, CDĐL là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn nguồn gốc. 2.1.2. Những đặc điểm pháp lý và thương mại của CDĐL • Đặc điểm của chỉ dẫn địa lý - Đặc điểm về sản phẩm mang CDĐL: Sự vượt trội về chất lượng giúp tạo ra sức hút, sự hấp dẫn với khách hàng; hoạt động thương mại đối với sản phẩm mang CDĐL có cơ hội phát triển. - CDĐL tạo cơ hội phát triển kinh tế địa phương, phát triển kinh tế của khu vực, cộng đồng dân cư. - CDĐL góp phần tạo dựng hình ảnh quốc gia . - Quá trình khai thác CDĐL mang tính tập thể. 2.1.3. Quy trình xác lập bảo hộ chỉ dẫn địa lý • Đánh giá CDĐL – Chỉ rõ các bên liên quan và năng lực của các bên liên quan nhằm tham gia hay có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một CDĐL – Đánh giá các nguồn lực sẵn có – Phân tích các rào cản gia nhập và xác định những nhân tố có khả năng thành công và thất bại (gồm nhân tố xã hội và môi trường) – Điều tra cụ thể để đánh giá khả năng thị trường thực tế của sản phẩm – Phân định sơ bộ về việc xem xét lãnh thổ và các đặc trưng chính của lãnh thổ – Phân tích về chi phí – lợi ích cơ bản để xác định những yêu cầu theo những trường hợp cụ thể. 2.1.3. Quy trình xác lập bảo hộ chỉ dẫn địa lý • Kế hoạch chiến lược đối với CDĐL – Đề cập đến khuôn khổ chính sách và quy định trong nước, quốc tế bao gồm các vấn đề pháp lý cần thiết để bảo hộ CDĐL – Kế hoạch quản lý CDĐL thông qua một hội đồng hoặc một thể chế khác có sự kết hợp kiểm soát chặt chẽ – Kế hoạch marketing để bảo vệ và định vị vị trí của CDĐL trên thị trường kết hợp với việc hợp tác cùng khu vực tư nhân nhằm thúc đẩy thực sự và bảo vệ hiệu quả danh tiếng của CDĐL như một thương hiệu – Những tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng ở các giai đoạn sản xuất khác nhau – Phương tiện giải quyết hiệu quả những thay đổi như sự gia tăng các nhà sản xuất hay sự khan hiếm nguyên liệu. 2.1.3. Quy trình xác lập bảo hộ chỉ dẫn địa lý • Thủ tục đăng ký bảo hộ CDĐL - Trình tự thực hiện + Tiếp nhận đơn: Đơn đk có thể nộp trực tiếp hoặc qua đại diện SHCN + Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn + Ra thông báo chấp nhận/ từ chối chấp nhận đơn + Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo SHCN + Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ + Ra quyết định cấp/ từ chối cấp văn bằng bảo hộ 2.1.3. Quy trình xác lập bảo hộ chỉ dẫn địa lý • Thủ tục đăng ký bảo hộ CDĐL - Thành phần hồ sơ + Tờ khai (theo mẫu) + Bản mô tả tính chất/ chất lượng/ danh tiếng của sản phẩm (2 bản) + Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với CDĐL (2 bản) + Chứng từ nộp phí, lệ phí - Thời hạn giải quyết + Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn + Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ + Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn 2.1.3. Quy trình xác lập bảo hộ chỉ dẫn địa lý • Phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý – Về mặt lãnh thổ: phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý là trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. – Về mặt thời gian: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp – Về phạm vi quyền: Quyền tài sản – quyền sở hữu (thuộc về nhà nước VN); Quyền khai thác và sử dụng (trao cho tổ chức tập thể hay cá nhân) 2.2. Quản trị thương hiệu tập thể 2.2.1. Khái niệm và phân loại thương hiệu tập thể 2.2.2. Các đặc điểm và điều kiện phát triển thương hiệu tập thể 2.2.3. Nguyên lý và nội dung xây dựng, phát triển thương hiệu tập thể 2.2.1. Khái niệm và phân loại thương hiệu tập thể • Khái niệm: – Thương hiệu tập thể (THTT) là TH chung cho tất cả các hoàng hóa, dịch vụ của các DN trong một liên kết nào đấy • Liên kết kinh tế: Vinaconex, Vinashin, Vinacafe,… • Liên kết trong cùng một hiệp hội ngành ...

Tài liệu được xem nhiều: