Bài giảng Răng hàm mặt - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
Số trang: 86
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.41 MB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Răng hàm mặt cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: hệ thống nhai; răng và bộ răng; bệnh sâu răng; viêm nướu - viêm nha chu; bệnh lý tủy răng và vùng quanh chóp; viêm nhiễm miệng - hàm mặt; nang vùng hàm mặt; chấn thương hàm mặt; dị tật bẩm sinh hàm mặt; ung thư miệng; bệnh toàn thân liên hệ vùng miệng; dự phòng bệnh răng miệng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Răng hàm mặt - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017) TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Bài giảng: RĂNG HÀM MẶT Hậu Giang, 2017 MỤC LỤC 1. HỆ THỐNG NHAI………………………………………………………………. 1 2. RĂNG VÀ BỘ RĂNG…………………………………………………………... 7 3. BỆNH SÂU RĂNG……………………………………………………………… 12 4. VIÊM NƯỚU - VIÊM NHA CHU ……………………………………………….18 5. BỆNH LÝ TỦY RĂNG VÀ VÙNG QUANH CHÓP …………………………..23 6. VIÊM NHIỄM MIỆNG - HÀM MẶT…………………………………………....29 7. NANG VÙNG HÀM MẶT ……………………………………………………...40 8. CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT……………………………………………………54 9. DỊ TẬT BẨM SINH HÀM MẶT ……………………………………………….61 10.UNG THƯ MIỆNG …………………………………………………………….65 11.BỆNH TOÀN THÂN LIÊN HỆ VÙNG MIỆNG …………………………..74 12.DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG ………………………………………..78 Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y HỆ THỐNG NHAI MỤC TIÊU 1. Kể tên các thành phần của hệ thống nhai 2. Định nghĩa được cơ quan răng và các thành phần của nó 3. Trình bày được công thức răng (nha thức), kể tên được từng răng, viết được ký hiệu răng. 1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA 1.1. Hệ thống nhai Hệ thống nhai là một tổng thể, một đơn vị chức năng, bao gồm: - Răng và nha chu - Xương hàm - Khớp thái dương hàm - Cơ hàm - Hệ thống môi – má – lưỡi - Tuyến nước bọt - Hệ thống mạch máu và thần kinh. Hệ thống nhai không chỉ đảm nhiệm chức năng nhai mà còn thực hiện hoặc tham gia thực hiện nhiều chức năng khác: bú, nuốt, nói...Hệ thống nhai đóng vai trò quan trọng trong đời sống (chức năng giao tiếp và biểu cảm), vì vậy, có tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng cuộc sống, hoạt động xã hội, sức khỏe và hạnh phúc của con người. 1.2. Cơ quan răng Cơ quan răng bao gồm răng và nha chu (quanh răng), là đơn vị hình thái và chức năng của bộ răng. Răng là bộ phận trực tiếp nhai nghiền thức ăn, nha chu là bộ phận giữ và nâng đỡ răng, đồng thời là bộ phận nhận cảm, tiếp nhận và dẫn truyền lực nhai. Răng được cấu tạo gồm: men, ngà (mô cứng) và tủy (mô mềm). Nha chu gồm xê măng (còn gọi là xương chân răng, men chân răng), dây chằng, xương ổ răng, nướu (lợi). Do xê măng bám chặt vào ngà chân răng và có nhiều bệnh lý chung với các mô cứng khác của răng (men, ngà), về mặt giải phẫu lâm sàng, xê măng là thành phần thường được mô tả cùng với răng. Bộ răng là một thể thống nhất thuộc hệ thống nhai, tạo thành bởi sự sắp xếp có tổ chức của các cơ quan răng. 1 Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y 2. RĂNG SỮA Lúc mới sinh, trẻ không có răng trong miệng. Tuy vậy, phim tia X cho thấy có những phần cản tia X của mầm răng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong thời kỳ nhũ nhi, thức ăn của trẻ lỏng hoặc sệt, do đó răng không giữ vai trò quan trọng trong ăn nhai. Bộ răng sữa là bộ răng tạm thời, bắt đầu mọc lúc sáu tháng tuổi, mọc đầy đủ lúc 24 – 36 tháng. 3. RĂNG VĨNH VIỄN Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, đó là răng số 6 (răng 6 tuổi, răng cối lớn thứ nhất, răng cối lớn 1), sau đó các răng khác của bộ răng vĩnh viễn sẽ lần lượt mọc lên để thay thế các răng sữa. Bộ răng vĩnh viễn mọc đầy đủ ở tuổi 18 – 25. Giai đoạn từ 6-7 tuổi đến 11-12 tuổi, trong miệng trẻ có 2 loại răng cùng tồn tại, được gọi là bộ răng hỗn hợp. 2 Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y 4. CÔNG THỨC NHA Công thức răng (nha thức) là một dãy chữ và số, dùng để biểu diễn số lượng răng của từng nhóm răng ở một bên hàm (gồm nửa hàm trên và nửa hàm dưới). Công thức răng thường được dùng phổ biến và có giá trị trong phân loại học động vật. Công thức bộ răng sữa của người: Cửa Nanh Cối sữa = 10 Nghĩa là có 10 răng sữa ở mỗi nửa hàm, bộ răng sữa đầy đủ có 20 răng. Công thức bộ răng vĩnh viễn của người: Cửa Nanh Cối nhỏ Cối lớn = 16 Nghĩa là có 16 răng vĩnh viễn ở mỗi nửa hàm, bộ răng vĩnh viễn đầy đủ có 32 răng. Các răng cửa và răng nanh gọi chung là răng trước, các răng cối sữa hoặc các răng cối lớn và cối nhỏ gọi chung là răng sau. 5. TÊN RĂNG – SƠ ĐỒ RĂNG – KÝ HIỆU RĂNG 5.1. Cách gọi tên Bắt đầu từ đường giữa của hai cung răng đi về hai phía, răng được gọi tên tuần tự như sau: Răng vĩnh viễn (Ký hiệu bằng chữ số Ả rập từ 1 đến 8): Nhóm răng cửa: - Răng cửa giữa (răng số 1) - Răng cửa bên (răng số 2) Nhóm răng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Răng hàm mặt - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017) TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Bài giảng: RĂNG HÀM MẶT Hậu Giang, 2017 MỤC LỤC 1. HỆ THỐNG NHAI………………………………………………………………. 1 2. RĂNG VÀ BỘ RĂNG…………………………………………………………... 7 3. BỆNH SÂU RĂNG……………………………………………………………… 12 4. VIÊM NƯỚU - VIÊM NHA CHU ……………………………………………….18 5. BỆNH LÝ TỦY RĂNG VÀ VÙNG QUANH CHÓP …………………………..23 6. VIÊM NHIỄM MIỆNG - HÀM MẶT…………………………………………....29 7. NANG VÙNG HÀM MẶT ……………………………………………………...40 8. CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT……………………………………………………54 9. DỊ TẬT BẨM SINH HÀM MẶT ……………………………………………….61 10.UNG THƯ MIỆNG …………………………………………………………….65 11.BỆNH TOÀN THÂN LIÊN HỆ VÙNG MIỆNG …………………………..74 12.DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG ………………………………………..78 Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y HỆ THỐNG NHAI MỤC TIÊU 1. Kể tên các thành phần của hệ thống nhai 2. Định nghĩa được cơ quan răng và các thành phần của nó 3. Trình bày được công thức răng (nha thức), kể tên được từng răng, viết được ký hiệu răng. 1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA 1.1. Hệ thống nhai Hệ thống nhai là một tổng thể, một đơn vị chức năng, bao gồm: - Răng và nha chu - Xương hàm - Khớp thái dương hàm - Cơ hàm - Hệ thống môi – má – lưỡi - Tuyến nước bọt - Hệ thống mạch máu và thần kinh. Hệ thống nhai không chỉ đảm nhiệm chức năng nhai mà còn thực hiện hoặc tham gia thực hiện nhiều chức năng khác: bú, nuốt, nói...Hệ thống nhai đóng vai trò quan trọng trong đời sống (chức năng giao tiếp và biểu cảm), vì vậy, có tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng cuộc sống, hoạt động xã hội, sức khỏe và hạnh phúc của con người. 1.2. Cơ quan răng Cơ quan răng bao gồm răng và nha chu (quanh răng), là đơn vị hình thái và chức năng của bộ răng. Răng là bộ phận trực tiếp nhai nghiền thức ăn, nha chu là bộ phận giữ và nâng đỡ răng, đồng thời là bộ phận nhận cảm, tiếp nhận và dẫn truyền lực nhai. Răng được cấu tạo gồm: men, ngà (mô cứng) và tủy (mô mềm). Nha chu gồm xê măng (còn gọi là xương chân răng, men chân răng), dây chằng, xương ổ răng, nướu (lợi). Do xê măng bám chặt vào ngà chân răng và có nhiều bệnh lý chung với các mô cứng khác của răng (men, ngà), về mặt giải phẫu lâm sàng, xê măng là thành phần thường được mô tả cùng với răng. Bộ răng là một thể thống nhất thuộc hệ thống nhai, tạo thành bởi sự sắp xếp có tổ chức của các cơ quan răng. 1 Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y 2. RĂNG SỮA Lúc mới sinh, trẻ không có răng trong miệng. Tuy vậy, phim tia X cho thấy có những phần cản tia X của mầm răng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong thời kỳ nhũ nhi, thức ăn của trẻ lỏng hoặc sệt, do đó răng không giữ vai trò quan trọng trong ăn nhai. Bộ răng sữa là bộ răng tạm thời, bắt đầu mọc lúc sáu tháng tuổi, mọc đầy đủ lúc 24 – 36 tháng. 3. RĂNG VĨNH VIỄN Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, đó là răng số 6 (răng 6 tuổi, răng cối lớn thứ nhất, răng cối lớn 1), sau đó các răng khác của bộ răng vĩnh viễn sẽ lần lượt mọc lên để thay thế các răng sữa. Bộ răng vĩnh viễn mọc đầy đủ ở tuổi 18 – 25. Giai đoạn từ 6-7 tuổi đến 11-12 tuổi, trong miệng trẻ có 2 loại răng cùng tồn tại, được gọi là bộ răng hỗn hợp. 2 Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y 4. CÔNG THỨC NHA Công thức răng (nha thức) là một dãy chữ và số, dùng để biểu diễn số lượng răng của từng nhóm răng ở một bên hàm (gồm nửa hàm trên và nửa hàm dưới). Công thức răng thường được dùng phổ biến và có giá trị trong phân loại học động vật. Công thức bộ răng sữa của người: Cửa Nanh Cối sữa = 10 Nghĩa là có 10 răng sữa ở mỗi nửa hàm, bộ răng sữa đầy đủ có 20 răng. Công thức bộ răng vĩnh viễn của người: Cửa Nanh Cối nhỏ Cối lớn = 16 Nghĩa là có 16 răng vĩnh viễn ở mỗi nửa hàm, bộ răng vĩnh viễn đầy đủ có 32 răng. Các răng cửa và răng nanh gọi chung là răng trước, các răng cối sữa hoặc các răng cối lớn và cối nhỏ gọi chung là răng sau. 5. TÊN RĂNG – SƠ ĐỒ RĂNG – KÝ HIỆU RĂNG 5.1. Cách gọi tên Bắt đầu từ đường giữa của hai cung răng đi về hai phía, răng được gọi tên tuần tự như sau: Răng vĩnh viễn (Ký hiệu bằng chữ số Ả rập từ 1 đến 8): Nhóm răng cửa: - Răng cửa giữa (răng số 1) - Răng cửa bên (răng số 2) Nhóm răng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Răng hàm mặt Răng hàm mặt Hệ thống nhai Bệnh sâu răng Bệnh lý tủy răng Viêm nhiễm miệng Chấn thương hàm mặt Dị tật bẩm sinh hàm mặt Ung thư miệngTài liệu liên quan:
-
Giáo trình -Răng hàm mặt-chương 4
6 trang 30 0 0 -
Giáo trình -Răng hàm mặt-chương 6
12 trang 28 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Hiệu quả của chẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm bằng phương pháp học máy
201 trang 27 0 0 -
Giáo trình -Răng hàm mặt-chương 9
4 trang 26 0 0 -
Bài giảng Răng Hàm Mặt: Phần 1 - ĐH Y Hà Nội
43 trang 25 0 0 -
Giáo trình Răng hàm mặt: Phần 1
56 trang 25 0 0 -
Bài giảng Răng - Hàm - Mặt: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
51 trang 24 0 0 -
Bài giảng Răng Hàm Mặt: Phần 2 - ĐH Y Hà Nội
48 trang 23 0 0 -
Giáo trình Răng hàm mặt: Phần 2
55 trang 23 0 0 -
Kiến thức, thái độ và thực hành đối với việc hút thuốc tại trường THPT Hưng Đạo tỉnh Hải Dương
9 trang 22 0 0