Bài giảng Răng - Hàm - Mặt: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
Số trang: 51
Loại file: pdf
Dung lượng: 889.10 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Răng - Hàm - Mặt tiếp tục cung cấp cho sinh viên những kiến thức về phân tích được đặc điểm các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, dị tật bẩm sinh và chấn thương vùng hàm mặt thường gặp; tham gia thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các bệnh răng miệng cho cá nhân và cho cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Răng - Hàm - Mặt: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản BÀI 7: NANG VÙNG HÀM MẶT 7.1Thông tin chung 7.1.1Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức về đặc điểm lâm sàng, x quang và phương pháp điều trị một số nang vùng hàm mặt thường gặp. 7.1.2 Mục tiêu học tập 1. Nêu định nghĩa nang vùng hàm mặt và cấu tạo cơ bản của nang. 2. Phân loại nang vùng hàm mặt theo WHO (1992). 3. Trình bày các đặc điểm chung về lâm sàng, X quang của nang vùng hàm mặt. 4. Trình bày đặc điểm lâm sàng, X quang và mô bệnh học của một số nang vùng hàm mặt đặc trưng. 5. Trình bày các phương pháp điều trị nang vùng hàm mặt. 7.1.3 Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức về hệ thống nhai trong quá trình khám 7.14. Tài liệu giảng dạy 7.1.4.1 Giáo trình Nguyễn Toại (2012). Răng hàm mặt. NXB Y học 7.1.4.2 Tài liệu tham khảo Đỗ Thị Thảo (2020). Giáo trình bệnh học miệng.Tâp 1. NXB Y học Lê Văn Sơn (2015). Bệnh lý và phẫu thuật hàm mặt. Tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam 7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập. Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 7.2 Nội dung chính 47 Giáo trình tham khảo: Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học (2012) Chủ Biên: TS.BSCKII. NGUYỄN TOẠI 7.2.1 KHÁI NIỆM Kramer (1974) đã định nghĩa Nang là một khoang bệnh lý chứa dịch hoặc bán dịch, không được tạo thành từ sự tích tụ mủ. Cấu tạo cơ bản gồm 3 thành phần: - Lòng nang: chứa dịch, chất bán dịch như mảnh vụn tế bào, chất sừng hay chất nhầy. - Biểu mô lót lòng nang: sừng hóa, vảy lát tầng không sừng hóa, giả lát tầng hay biểu mô trụ... Một số nang không được lót bởi biểu mô được gọi là nang giả. - Vỏ: tổ chức liên kết chứa sợi xơ và mạch máu. - Về nguồn gốc mô phôi, nang vùng hàm mặt được chia thành 2 nhóm chính là nang do răng và nang không do răng. 7.2.2 PHÂN LOẠI NANG VÙNG HÀM MẶT Phân loại của WHO (1992) được coi là phân loại chuẩn và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Nang vùng hàm mặt được phân loại dựa trên 3 yếu tố: - Vị trí: ở xương hàm, xoang hàm trên, mô mềm ở mặt và cổ. - Loại tế bào: lót bởi biểu mô hay không được lót bởi biểu mô. - Sinh bệnh học: nguồn gốc do phát triển hay do viêm. 7.2.2.1 Nang xương hàm Nang lót bởi biểu mô Nguồn gốc do phát triển Do răng: là những nang được lót bởi biểu mô có nguồn gốc từ những cấu trúc của sự phát triển răng. - Nang sừng do răng - Nang thân răng - Nang mọc răng - Nang nha chu bên răng - Nang nướu ở người lớn - Nang nướu ở trẻ sơ sinh - Nang răng tuyến Không do răng: - Nang ống mũi khẩu - Nang mũi môi Nang có nguồn gốc do viêm - Nang quanh chóp 48 Giáo trình tham khảo: Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học (2012) Chủ Biên: TS.BSCKII. NGUYỄN TOẠI - Nang tồn tại - Nang bên răng Nang không lót biểu mô - Nang xương đơn độc - Nang phình mạch 7.2.2.2 Nang liên quan xoang hàm - Nang xương hàm trên sau phẫu thuật - Nang niêm dịch lành tính ở xoang hàm trên 7.2.2.3 Nang mô mềm ở miệng, mặt, cổ - Nang dạng da và nang thượng bì - Nang biểu mô lympho (nang khe mang) - Nang ống giáp lưỡi - Nang của tuyến nước bọt: nang nhầy, nang nhái... 7.2.3 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ Nang là một trong những tổn thương hay gặp nhất ở vùng hàm mặt, trong đó nang xương hàm do răng chiếm đa số. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận được trong số các nang do răng, nang quanh chóp hay gặp nhất, sau đó đến nang thân răng và nang sừng do răng. Trong các nang không do răng, hay gặp nhất là nang ống mũi khẩu cái. Nghiên cứu của Jones và cộng sự (2006) trên 7121 nang do răng, nang quanh chóp chiếm 52,3%, nang thân răng là 18,1%, nang sừng do răng là 11,6%. Tại Việt Nam, Huỳnh Anh Lan (1992) đã thống kê 298 ca u và nang xương hàm thì thấy nang do răng chiếm tỷ lệ 82%, trong đó nang quanh chóp chiếm 38%. 7.2.4 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ X QUANG 7.2.4.1 Triệu chứng lâm sàng Nang được phát hiện dựa vào những triệu chứng lâm sàng hoặc dấu hiệu cơ năng. Tuy nhiên, nang thường không có triệu chứng có thể được phát hiện tình cờ qua chụp phim X quang. Những triệu chứng này bao gồm: - Sưng - Di chuyển răng hoặc lung lay răng - Đau (nếu có nhiễm trùng) 49 Giáo trình tham khảo: Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học (2012) Chủ Biên: TS.BSCKII. NGUYỄN TOẠI - Dấu hiệu lâm sàng quan trọng nhất là phồng xương hàm, trong một vài trường hợp có thể gây mỏng vỏ xương giống vỏ trứng. Nếu nang nằm ở mô mềm hoặc làm thủng vỏ xương sẽ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Răng - Hàm - Mặt: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản BÀI 7: NANG VÙNG HÀM MẶT 7.1Thông tin chung 7.1.1Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức về đặc điểm lâm sàng, x quang và phương pháp điều trị một số nang vùng hàm mặt thường gặp. 7.1.2 Mục tiêu học tập 1. Nêu định nghĩa nang vùng hàm mặt và cấu tạo cơ bản của nang. 2. Phân loại nang vùng hàm mặt theo WHO (1992). 3. Trình bày các đặc điểm chung về lâm sàng, X quang của nang vùng hàm mặt. 4. Trình bày đặc điểm lâm sàng, X quang và mô bệnh học của một số nang vùng hàm mặt đặc trưng. 5. Trình bày các phương pháp điều trị nang vùng hàm mặt. 7.1.3 Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức về hệ thống nhai trong quá trình khám 7.14. Tài liệu giảng dạy 7.1.4.1 Giáo trình Nguyễn Toại (2012). Răng hàm mặt. NXB Y học 7.1.4.2 Tài liệu tham khảo Đỗ Thị Thảo (2020). Giáo trình bệnh học miệng.Tâp 1. NXB Y học Lê Văn Sơn (2015). Bệnh lý và phẫu thuật hàm mặt. Tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam 7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập. Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 7.2 Nội dung chính 47 Giáo trình tham khảo: Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học (2012) Chủ Biên: TS.BSCKII. NGUYỄN TOẠI 7.2.1 KHÁI NIỆM Kramer (1974) đã định nghĩa Nang là một khoang bệnh lý chứa dịch hoặc bán dịch, không được tạo thành từ sự tích tụ mủ. Cấu tạo cơ bản gồm 3 thành phần: - Lòng nang: chứa dịch, chất bán dịch như mảnh vụn tế bào, chất sừng hay chất nhầy. - Biểu mô lót lòng nang: sừng hóa, vảy lát tầng không sừng hóa, giả lát tầng hay biểu mô trụ... Một số nang không được lót bởi biểu mô được gọi là nang giả. - Vỏ: tổ chức liên kết chứa sợi xơ và mạch máu. - Về nguồn gốc mô phôi, nang vùng hàm mặt được chia thành 2 nhóm chính là nang do răng và nang không do răng. 7.2.2 PHÂN LOẠI NANG VÙNG HÀM MẶT Phân loại của WHO (1992) được coi là phân loại chuẩn và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Nang vùng hàm mặt được phân loại dựa trên 3 yếu tố: - Vị trí: ở xương hàm, xoang hàm trên, mô mềm ở mặt và cổ. - Loại tế bào: lót bởi biểu mô hay không được lót bởi biểu mô. - Sinh bệnh học: nguồn gốc do phát triển hay do viêm. 7.2.2.1 Nang xương hàm Nang lót bởi biểu mô Nguồn gốc do phát triển Do răng: là những nang được lót bởi biểu mô có nguồn gốc từ những cấu trúc của sự phát triển răng. - Nang sừng do răng - Nang thân răng - Nang mọc răng - Nang nha chu bên răng - Nang nướu ở người lớn - Nang nướu ở trẻ sơ sinh - Nang răng tuyến Không do răng: - Nang ống mũi khẩu - Nang mũi môi Nang có nguồn gốc do viêm - Nang quanh chóp 48 Giáo trình tham khảo: Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học (2012) Chủ Biên: TS.BSCKII. NGUYỄN TOẠI - Nang tồn tại - Nang bên răng Nang không lót biểu mô - Nang xương đơn độc - Nang phình mạch 7.2.2.2 Nang liên quan xoang hàm - Nang xương hàm trên sau phẫu thuật - Nang niêm dịch lành tính ở xoang hàm trên 7.2.2.3 Nang mô mềm ở miệng, mặt, cổ - Nang dạng da và nang thượng bì - Nang biểu mô lympho (nang khe mang) - Nang ống giáp lưỡi - Nang của tuyến nước bọt: nang nhầy, nang nhái... 7.2.3 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ Nang là một trong những tổn thương hay gặp nhất ở vùng hàm mặt, trong đó nang xương hàm do răng chiếm đa số. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận được trong số các nang do răng, nang quanh chóp hay gặp nhất, sau đó đến nang thân răng và nang sừng do răng. Trong các nang không do răng, hay gặp nhất là nang ống mũi khẩu cái. Nghiên cứu của Jones và cộng sự (2006) trên 7121 nang do răng, nang quanh chóp chiếm 52,3%, nang thân răng là 18,1%, nang sừng do răng là 11,6%. Tại Việt Nam, Huỳnh Anh Lan (1992) đã thống kê 298 ca u và nang xương hàm thì thấy nang do răng chiếm tỷ lệ 82%, trong đó nang quanh chóp chiếm 38%. 7.2.4 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ X QUANG 7.2.4.1 Triệu chứng lâm sàng Nang được phát hiện dựa vào những triệu chứng lâm sàng hoặc dấu hiệu cơ năng. Tuy nhiên, nang thường không có triệu chứng có thể được phát hiện tình cờ qua chụp phim X quang. Những triệu chứng này bao gồm: - Sưng - Di chuyển răng hoặc lung lay răng - Đau (nếu có nhiễm trùng) 49 Giáo trình tham khảo: Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học (2012) Chủ Biên: TS.BSCKII. NGUYỄN TOẠI - Dấu hiệu lâm sàng quan trọng nhất là phồng xương hàm, trong một vài trường hợp có thể gây mỏng vỏ xương giống vỏ trứng. Nếu nang nằm ở mô mềm hoặc làm thủng vỏ xương sẽ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Răng - Hàm - Mặt Răng - Hàm - Mặt Nang xương hàm Chấn thương hàm mặt Điều trị gãy xương hàm trên Điều trị gãy xương hàm dưới Dị tật bẩm sinh hàm mặtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Răng hàm mặt - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
86 trang 17 0 0 -
Giáo trình Răng hàm mặt: Phần 2
55 trang 17 0 0 -
217 trang 16 0 0
-
4 trang 14 0 0
-
Giáo trình Răng Hàm Mặt - ĐH Y Dược Huế
111 trang 13 0 0 -
Kết quả điều trị gãy xương gò má - cung tiếp tại khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
7 trang 12 0 0 -
Bài giảng Chấn thương hàm mặt - Lê Phong Vũ
191 trang 11 0 0 -
Đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt nội khí quản qua da trong phẫu thuật chấn thương hàm mặt
10 trang 11 0 0 -
5 trang 11 0 0
-
Đánh giá hiệu quả nút mạch điều trị chảy máu hàm mặt do chấn thương
7 trang 10 0 0