Mục tiêu của bài giảng "Rối loạn tuần hoàn" là cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể: Mô tả được 6 loại tổn thương do rối loạn tuần hoàn gây ra, phân tích được cơ chế gây ra các tổn thương do rối loạn tuần hoàn, mô tả được tổn thương giải phẫu bệnh do rối loạn tuần hoàn gây ra. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Rối loạn tuần hoàn 10RỐI LOẠN TUẦN HOÀNMục tiêu bài học1.Mô tả được 6 loại tổn thương do rối loạn tuần hoàn gây ra2.Phân tích được cơ chế gây ra các tổn thương do rối loạn tuần hoàn3.Mô tả được tổn thương giải phẫu bệnh do rối loạn tuần hoàn gây ra.I. PHÙ1. Ðịnh nghĩa Phù là sự tích tụ bất thường các chất dịch trong mô đệm kẽ, hay trong tế bào.1.1.Ðại thểCơ quan bị phù thường sưng to hơn bình thường, trọng lượng tăng, màu nhạt, mềm, ấn vào đểlại vết lõm. Cắt ngang có dịch chảy ra. Dịch phù còn thường gặp ở các khoang màng của cơ thể như: ở khoang màng phổi gọilà tràn dịch màng màng phổi; bao tim gọi là tràn dịch màng tim; khoang màng bụng gọi là cổchướng; trong bao khớp gọi là tràn dịch màng khớp.1.2.Vi thể Dịch phù tương đối thuần nhất, đôi khi có dạng hạt.-Tế bào phù to, nguyên sinh chất sáng hơnbình thường do chứa những hốc nước nhỏ, nhân cũng có thể phình to, sáng, ứ nước phù.- Ở mô, dịch phù làm phân tán cáctế bào và các sợi liên kết Hình 1: Hiện tượng phù ở các phế nang1.3.Ðặc điểm hóa sinh-Có 2 loại dịch phù:Dịch tiết( exsudat) Dịch thấm (transsudat)-Giầu protein và những chất dạng keo -Nghèo protein và những chất dạng keo-Ðể lâu dịch có thể đông -Ðể lâu dịch không đông-Nhiều tế bào: BCÐN và lympho -Ít tế bào-Phản ứng Rivalta (+) -Phản ứng Rivalta (-)1.4. Bệnh sinh Phù sinh ra do sự rối loạn những cơ chế điều hòa sự trao đổi dịch khoảng kẽ và dịchtrong lòng mạch do 2 yếu tố chủ yếu: -Aïp lực thủy tĩnh:liên quan chủ yếu với sức bóp của tim, sức cản của thành mạch... -Áp lực thẩm thấu: chủ yếu là áp lực keo huyết tương, ion Na+ .1.5. Các dạng phù -Phù tim: là hậu quả của suy tim làm tăng áp lực thủy tĩnh của huyết tương phối hợpvới tổn thương nội mạc mạch máu do thiếu oxy, phù tim thường kèm theo các biểu hiện tổnthương của sung huyết tĩnh. -Phù thận: do giảm áp lực thẩm thấu của huyết tương hoặc ứ đọng sodium hoặc cảhai. 11 - Phù gan: do giảm tổng hợp protein và tăng áp lực thủy tĩnh do chèn ép. ví dụ : cổchướng. - Phù khu trú: phù tĩnh mạch do viêm tắc, chèn ép bởi ký sinh trùng, u, ung thư .II. SUNG HUYẾT (congestion)- Là tình trạng ứ máu quá mức trong các mạch máu của một mô hoặc cơ quan. có 2 loại xung huyết1. Sung huyết động -Là hiện tượng máu động mạch được đưa tớinhiều quá mức trong các động mạch, tiểu động mạch và vi mạch.-Ðại thể :Vùng bị xung huyết có màu đỏ, sưng to do phù, nhiệt độ tăng cao. Hình 2 : sung huyết do viêm-Vi thể :mạch máu giãn, tế bào nội mô sưng to lồi và trong lòng mạch, đôi khi kèm theo phùhoặc chảy máu do thoát quản.-Cơ chế: xung huyết động xảy ra kích thích thần kinh giao cảm bởi các tác nhân như: +Vật lý: nóng hoặc lạnh+ Hóa học: rượu, hoạt chất trong gia vị. dược phẩm: atropine.v.v...+ Nội tiết tố+Vikhuẩn : viêm cấp2. Sung huyết tĩnhLà sự tích tụ máu trong các vi mạch, tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch do máu tĩnh mạch trở về timbị ngăn cản. -Ðại thể : Vùng mô, cơ quan bị xung huyết sưng phù, màu tím sẫm, nhiệt độ giảm,khi cắt ngang có dịch máu đen chảy ra. -Vi thể : Các mạch máu giãn, thường kèm theo phù và chảy máu mô kẽ.-Nguyên nhân của xung huyết tĩnh: chèn ép tĩnh mạch kéo dài do khối u và do tổn thươngthành mạch như viêm tắc, huyết khối, suy trương lực các van tĩnh mạch ( varice), suy tim.-Hậu quả: xung huyết tĩnh làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng tiểu tĩnh mạch và vi mạch,gây thiếu oxy làm ảnh hưởng đến nuôi dưỡng tế bào.Ví dụ: gan tim,nguyên nhân thường do suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ, viêm nội tâm mạc co thắt: Gan to, màu đỏ tím, cắt ngang chảy nhiều máu. trên mặt cắt có những vết đỏ do xung huyết xen kẽvới những vết vàng óng ánh do thoái hóa mỡ tế bào gan, hình ảnh đó giống như hạt cau gọi làgan hạt cau. Nếu suy tim giảm (do điều trị) máu trong các tĩnh mạch lưu thông làm cho gan nhỏ lại,vì vậy lâm sàng gọi là gan đàn xếp. Nếu suy tim kéo dài, gan trở nên xơ cứng thường gọi là xơ gan tim.III. CHẢY MÁU1.Ðịnh nghĩaChảy máu là hiện tượng hồng cầu thoát ra khỏi lòng mạch do nhiều tác nhân khác nhau gâyra.2.Vị trí chảy máu Máu có thể chảy ra ngoài cơ thể gọi là chảy máu ngoại, hoặc tích tụ trong 12cơ thể gọi là chảy máu nội2.1.Chảy máu ngoại Tùy theo vị trí chảy máu có những tên gọi khác nhau: chảy máu mũi, ho ra máu, nônra máu, đái ra máu, ỉa ra máu và rong kinh.2.2.Chảy máu nộiMáu có thể nằm trong mô kẽ hoặc trong các khoang thanh mạc hoặc các ống tự nhiên ( như đường thở, đường tiêu hóa, đường tiết niệu)3.Giải phẫu bệnh3.1. Ðại thể3.1.1.Ơí daHình ảnh của chảy máu khá đa dạng: Hình 3: Chảy máu ở vòi trứng -Chấm xuất huyết( pétéchie): là những điểm chảy máu nhỏ trên da hoặc niêm mạc,không lan rộng. Ví dụ chấm chảy máu trong sốt xuất huyết dengue. -Bầm máu( ecchymose): khi máu tụ xâm lấn vào các mô dưới da( ví dụ bầm máu do va đụng). -Bướu máu( hematome): khi máu tụ thành khối có ranh giới rõlồi hẳn trên mặt da.3.1.2. Phủ tạng Có thể gặp: -Chấm máu: khi có điểm chảy máu nhỏ nằm nông trên thanh mạc. -Chảy máu mô:khi máu xâm nhập vào các phủ tạng làm phân tán các tế bào, trườnghợp nặng người ta gọi là ngập huyết( apopléxie) ở các hố tự nhiên( màng bụng, màng phổi,bể thận bàng quang).Khi chảy máu nhiều,máu có thể đông thành cục.3.2.Vi thể -Tổn thương mạch máu: +Mạch máu thường phù, dày, có thể thoái hóa h ...