Danh mục

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển (Ngành Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Cao đẳng) - CĐ Thủy Sản

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,011.52 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển gồm có 5 chương với những nội dung chính sau: Kỹ thuật nuôi cá song, kỹ thuật nuôi cá giò, kỹ thuật nuôi cá đù đỏ, kỹ thuật nuôi cá vược, kỹ thuật nuôi cá măng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển (Ngành Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Cao đẳng) - CĐ Thủy Sản BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN -----o0o----- BÀI GIẢNG Môn học: Sản xuất giống và nuôi cá biển Ngành: Nuôi trồng thủy sản Trình độ: Cao đẳng Năm 2016 1 BÀI MỞ ĐẦU I. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới và tại Việt Nam 1. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới Cá biển là loại thực phẩm có giá trị được thị trường ưa chuộng. Một số loài cá biển có hàm lượng acid béo cao, đặc biệt là hàm hàm lượng DHA và EPA rất cần thiết cho con người. Trong vài thập kỷ gần đây, nuôi biển trên thế giới đã có những bước phát tiến nhảy vọt. Một số quốc gia có nền công ngiệp khai thác cá hiện đại đã chuyển sang nuôi biển và đa thu được nhiều thành tựu quan trọng như Nauy, Nhật Bản... Việc chuyển hướng từ khai thác sang nuôi trồng đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong việc chur động tạo ra nguồn thực phẩm cung cấp cho xã hội, cải thiện cuộc sống của con người, giảm dần sự lệ thuộc vào tự nhiên. Sự phát triển về nuoi trồng hải sản ngày nay của Nauy là kết quả tất yếu của một quá trình phát triển. Từ những năm 60 trở về trước, Nauy chỉ có một số trang trại nuôi ca nước ngọt. Nuôi biển chỉ mới được bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 60. Tại Châu á, Nhật Bản là quốc gia có lịch sử phất triển nuôi biển khoảng trên 200 năm được bắt đầu bằng việc lưa giữ một số loài cá như cá trích, cá trổng trong lồng tre, lồng gỗ đơn giản. Đến nay, công nghệ nuôi biển của Nhật Bản đã đạt đến trình độ tiên tiến với nhiều kiểu lồng có kích cỡ khác nhau làm từ những loại vật liệu mới như sợi tổng hợp hoặc thép phủ nilon chống rỉ. Các công nghệ khác như công nghệ thức ăn, công nghệ sản xuất giống cũng được chú trọng phát triển và thu được nhiều thành tựu. Tại Nhật Bản, chỉ tính riêng sản lượng cá Cam nuôi đã tăng từ 2.579 tấn trong năm 1961 nên 30.774 tấn năm 1968. Năm 1997, Nhật Bản có 1.724 trang trại nuôi cá Cam với 15.898 lồng đạt sản lượng 138.000 tấn (Takashma & Arimoto, 2000). Bảng: Sản lượng cá cam nuôi tại Nhật Bản (Furukawa, 1970) Năm Tấn 1961 2,579 1962 4,758 1963 5,083 1964 9,493 1965 18,083 1966 19,629 1967 26,712 1968 30,774 Một số quốc gia khác tại Châu á như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines cũng có những phát triển mạnh trong nuôi trồng hải sản với sản lượng cá nuôi liên tục 2 tăng trong những năm gần đây. Những nước này có thị trường tiêu thụ hải sản lớn và thường phải nhập khẩu thêm từ các nước khác cho nhu cầu tiêu dùng. Bảng: Sản lượng cá biển của một số nước trên thế giới SL cá biển Quốc gia Số lồng Năm Nguồn (tấn) Nauy 550.000 1998 (Hjelt, 2000) Nhật Bản 250.000 1997 (Takashma & Arimoto, 2000). úc 186.000 1998 O,Sullivan & Roberts, 1999 Hàn Quốc 40.000 1999 Kim,2000 Philippine 1000 10.000 1999 Marte et al, 2000 Malaysia 58.500 5.621 1997 Shariff & Gopinath, 2000 Việt Nam 18.000 540 1998 Tuan et al, 2000 24.000 2.626 2002 Luu, 2002 Nuôi trồng hải sản còn là phương án hữu hiệu đảm bảo cân bằng sinh thái góp phần bảo vệ môi trường nếu như được tổ chức và kiểm soát trong phạm vi nuôi bền vững. Khi nhu cầu tiêu dùng về các loại hải sản được đáp ứng, áp lực khai thác từ tự nhiên sẽ giảm đặc biệt là những đối tượng hải sản quý hiếm. Đây sẽ là điều kiện để bảo tồn nguồn lợi và sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng hải sản tuỳ tiện, thiếu sự quản lý và tổ chức một cách khoa học có thể dẫn đến những tác động xấu tới môi trường sinh thái và nguồn lợi. Vấn đề ô nhiễm, môi trường những tác động nguồn gen và đa dạng sinh học...có thể sẽ trở thành những hiểm hoạ nếu như con người không nhận thức được và xem xét một cách nghiêm túc. 2. Tình hình nuôi cá biển tại Việt Nam Nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam có từ khá lâu nhưng không phát triển bởi thị trường và con giống không chủ động. Từ 1990 đến nay nghề nuôi cá lồng biển có xu thế tăng nhanh, dọc biên giới từ Móng Cái đến Hà Tiên vùng biển nào cũng có cơ sở thu gom và nuôi giữ cá biển. Khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh là nơi có số lượng bè cá nhiều nhất, dịch vụ thu gom mua bán của các tư thương ở đây cũng rất phát triển. Tính đến giữa năm 1995 số lượng bè cá ở khu vực này lên tới vài chục chiếc với tổng số khoảng 300  400 ô lồng. Khu vực biển miền Trung, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có khoảng 200 lồng và khu vực Đông Tây Nam Bộ có trên 100 ô lồng. Số liệu thống kê số lồng bè và sản lượng nuôi cá lồng biển ở Việt Nam năm 1995 là. Khu vực Số lượng lồng Sản lượng ( cái ) ( tấn ) Quảng Ninh 125 40 Vịnh Hạ Long 80 3 Vân Đồn 15 Các nơi khác 30 Hải Phòng 130 30 Cát Bà 120 Đồ Sơn ...

Tài liệu được xem nhiều: