Danh mục

Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Chương 2: Phân loại nấm

Số trang: 99      Loại file: ppt      Dung lượng: 3.48 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Phân loại nấm, năm giới thực vật, lịch sử phân loại nấm, đặc điểm chung các ngành nấm,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh học và kỹ thuật trồng nấm - Chương 2: Phân loại nấm CHƯƠNG 2 PHÂN LOẠI NẤMNĂM GIỚI SINH VẬT(theo Robert H. Whittake, 1969) 1. Monera (khởi sinh hay tiềnnhân) 2. Protista (nguyên sinh hayđơn bào) 3. Mycota = fungi (nấm) 4. Plantae (thực vật) 5. Amimalia (động vật) LỊCH SỬ PHÂN LOẠI NẤMCổ điển: phức tạp, không ngừng thay đổi, dựa vào phương thức sinh sản và cấu trúc, hình dạng của cơ quan sinh bào tử. - Theo C. Linnaeus (1757): giới thực vật. - Theo Whittaker (1969): giới nấm (trừ một số loài có cấu trúc lông roi như Hyphochytridiomycetes. - G. C. Ainsworth, 1973: 2 ngành Myxomycota và Eumycota.Hiện đại: hệ thống phân tử: thành phần và cấu trúc của các gen rRNA CÁC TAXON PHÂN LOẠI NẤM Theo Trịnh Tam Kiệt (2001) giới nấm (fungi) được phân chia thành 3 phân giới và 7 ngành: Phân giới Protozoa fungi: - Ngành nấm Nhầy (Myxomycota)Phân giới Chromista fungi: - Ngành nấm Noãn (Oomycota) (nấm Trứng)Phân giới Eufungi có 5 ngành: - Ngành nấm Cổ (Chytridiomycota) - Ngành nấm Tiếp hợp (Zygomycota) - Ngành nấm túi (Ascomycota) - Ngành nấm Đảm (Basidiomycota) - Ngành nấm Bất toàn (Deutoromycota) ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGÀNH NẤM1. Ngành nấm Nhầy (Myxomycota) - khối chất nguyên sinh đồng nhất có nhiều nhân lưỡng bội phân bố, không có màng cứng bao bọc - Vách tế bào cấu tạo bằng cellulose. - Phân bố rộng rãi ở các môi trường đất, nước, tối, ẩm. - Hoại sinh hoặc ký sinh trên tảo, thực vật, phân, đất - Sinh sản vô tính bằng bào tử nội sinh (endospore), sinh sản hữu tính bằng hình thức đẳng giao do sự giao phối 2 amip hay 2 động bào tử có 2 roi ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGÀNH NẤM1. Ngành nấm Nhầy (Myxomycota) - Chu trình sống: 2 amip (2 động bào tử) - (2n) – nhân phân chia nguyên nhiễm - thành thể nhầy non - thể nhầy chính thức - hướng ra ánh sáng - túi bào tử - các bào tử. Giai đoạn 2n chiếm ưu thếCó 2 lớp: - Protosteliomycetes: 1 bộ, Ceratiomyxa fructiculosa (Mull.) Macbr. (nấm nhầy san hô) 2. Myxomycetes: 4 bộ, Craterium minutum (Leers.) Fr. mọc trên lá mạ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGÀNH NẤM2. Ngành nấm Noãn (Oomycota)• Sợi nấm ngắn. mãnh, ít phân nhánh, không có vách ngăn, nhiều nhân đơn bội [1n], (chỉ hình thành vách ngăn khi hình thành cơ quan sinh sản)• Vách tế bào cấu tạo bằng cellulose - glucan• Hoại sinh hay ký sinh gây bệnh cho trứng cá và cá con hoặc gây bệnh cho thực vật.• Sinh sản vô tính bằng động bào tử có 2 roi, sinh sản hữu tính bằng phương thức giao phối của 2 cơ quan sinh sản ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGÀNH NẤM2. Ngành nấm Noãn (Oomycota)Chu trình sống• Sợi nấm - túi động bào tử - bào tử nảy mầm hình thành sợi nấm đơn bội - sừng thụ tinh trứng - hợp tử (zygospore) 2n - giảm nhiễm - nẩy mầm thành sợi nấm.• Phytophthora infestans (Mont.) de Bary – gây hại cà chua, khoai tây ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGÀNH NẤM3. Ngành nấm Cổ (Chytridiomycota)• Cấu tạo dạng hợp bào, sợi nấm đơn sơ• Sinh sản vô tính bằng động bào tử (1 roi), sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao hay noãn giao.• Hầu hết ký sinh gây bệnh ví dụ như Physoderma zeae-maydis Schw. gây bệnh cây ngô, 1 số ít sống hoại sinh. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGÀNH NẤM4. Ngành nấm Tiếp hợp (Zygomycota)• Có dạng sợi điển hình phân nhánh, không có vách ngăn, có nhiều nhân. Vách chỉ tạo ra để tách biệt cơ quan sinh sản với sợi nấm.• Vách tế bào cấu tạo bằng chitin – chitosan.• Phân bố rộng rãi, đa số hoại sinh trong đất, trên phân động vật ăn cỏ, hoặc hoại sinh gây mốc thức ăn, đặc biệt là các sản phẩm giàu tinh bột, ký sinh.• Sinh sản vô tính: nội sinh (endospore), ngoại sinh (conidia).• Sinh sản hữu tính: tiếp hợp giao, đồng tản, dị tản ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGÀNH NẤM4. Ngành nấm Tiếp hợp (Zygomycota) Gồm 4 bộ, 500 loài, phần lớn hoại sinh, cộng sinh, một số ít khi ký sinh gây bệnh. Mucor tonkinensis thủy phân tinh bột ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGÀNH NẤM5. Ngành nấm Túi (Ascomycota)• Cơ thể sinh dưỡng dạng sợi đa bào, phân nhánh phức tạp, có vách ngăn (thủng một lỗ ở giữa).• Một tế bào có 1 nhân, đôi khi trong tế bào có nhiều nhân. Những dạng chuyên hoá thì dạng sợi bắt đầu đứt đoạn ra tạo thành cơ thể đơn bào hình tròn, bầu dục chứa một nhân hay nhiều nhân (nấm men)• Vách tế bào cấu tạo bằng chitin, glucan.• Đa số hoại sinh gây mục gỗ, hoại sinh trên đất, trong nước, trên cặn, thực vật, động vật. Một số ký sinh gây bệnh trên thực vật, động vật, người gây nên những thiệt hại lớn• một số có ý nghĩa trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGÀNH NẤM5. Ngành nấm Túi (Ascomycota)• Sinh sản dinh dưỡng: bằng sự chia đôi tế bào, nẩy chồi, đứt đoạn sợi nấm, bào tử áo, bào tử màng ...

Tài liệu được xem nhiều: