Danh mục

Bài giảng Sinh lý bệnh và miễn dịch: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 550.19 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Sinh lý bệnh và miễn dịch tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: rối loạn nước, điện giải và rối loạn thăng bằng kiềm toan; rối loạn cân bằng acid – base; sinh lý bệnh tạo máu; sinh lý bệnh hô hấp; sinh lý bệnh tuần hoàn; sinh lý bệnh tiêu hóa; sinh lý bệnh gan mật; sinh lý bệnh chức năng thận;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh lý bệnh và miễn dịch: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG RỐI LOẠN NƯỚC, ĐIỆN GIẢI VÀ RỐI LOẠN THĂNG BẰNG KIỀM TOAN 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về 1.1.2. Mục tiêu học tập Trình bày được các yếu tố tham gia điều hòa nước điện giải trong và ngoài tế bào, trong và ngoài lòng mạch. Trình bày được 3 cách phân loại mất nước. Trình bày được một số loại mất nước thường gặp. Giải thích được cơ chế gây phù và phân loại phù. Trình bày được vai trò điều hòa pH máu của hệ đệm, phổi, thận. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức về 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình 1. Bộ môn Miễn dịch Sinh lý bệnh, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Miễn dịch - Sinh lý bệnh, Nhà xuất bản Y học. 2. Văn Đình Hòa (2007). Sinh lý bệnh và miễn dịch phần miễn dịch học (Sách đào tạo bác sĩ đa khoa), Nhà xuất bản Y học. 3. Văn Đình Hòa (2011). Sinh lý bệnh và miễn dịch, phần sinh lý bệnh (Sách ĐT Bác sĩ đa khoa), Nhà xuất bản Y học. 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính NỘI DUNG A. Rối loạn chuyển hoá nước và điện giải Đại cương về chuyển hoá nước và điện giải Nước và các chất điện giải là các thành phần không thể thiếu được của mọi tế bào và sinh vật. Trong cơ thể các phản ứng sinh hoá và hoạt động diễn ra đều không thể thiếu nước. Chuyển hoá của nước và điện giải liên quan chặt chẽ với nhau. Khi rối loạn chuyển hoá nước sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hoá điện giải và ngược lại. Vai trò của nước và điện giải Vai trò của nước: Bình thường nước trong cơ thể chiếm khoảng 60 - 80 % trọng lượng. Cơ thể càng trẻ thì lượng nước chiếm càng nhiều (bào thai: 90 - 97 %, trẻ sơ sinh: 85 %, người già 60 - 65 %). Trong một cơ thể, cơ quan nào càng hoạt động nhiều thì nước càng chiếm lớn (não, gan, thận, tim chứa nhiều nước hơn sụn, xương, mô liên kết). Khi mất 1/10 số đó mà không được bù đắp kịp thời sẽ xuất hiện bệnh lý. Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, đó là: Tham gia vào việc duy trì khối lượng tuần hoàn, qua đó duy trì huyết áp. Là dung môi cho mọi chất dinh dưỡng, chuyển hoá, đào thải, vận chuyển các chất và trao đổi chúng với ngoại môi. Là môi trường cho mọi phản ứng hoá học, đồng thời tham gia vào một số phản ứng (Phản ứng thuỷ phân, oxy hoá, sự ngậm nước của protein …). Làm giảm ma sát giữa các màng: màng tim, màng phổi, màng bụng và ruột. Tham gia vào điều hoà thân nhiệt. Hàng ngày cơ thể nhập nước tương đương với lượng nước xuất ra ngoài (khoảng 1,6 – 3,5 lít/ ngày tuỳ theo thời tiết). Khi mất cân bằng giữa xuất và nhập nước sẽ gây ra tình trạng bệnh lý mất nước hoặc tích nước. Vai trò của điện giải: Các chất điện giải trong cơ thể bao gồm: cation ( Na+, K+, Ca++, Mg++ … ) và anion ( Cl-, HCO3 , PO4---….). Điện giải có vai trò: Quyết định chủ yếu áp lực thẩm thấu của cơ thể (quan trọng là các ion Na+, K+,Cl-, HPO4--). Tham gia các hệ đệm trong cơ thể để điều hoà pH nội môi (xem phần rối loạn cân bằng acid – base). Ngoài ra các chất điện giải còn có vai trò riêng của nó: Ca++ có vai trò đối với dẫn truyền thần kinh, Cl- có vai trò đối với độ toan dạ dày. .. Các chất điện giải thường được cung cấp quá mức cần thiết của cơ thể, phần còn thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân ra ngoài. Sự phân bố nước và điện giải Nội môi của cơ thể được chia thành 3 khu vực: lòng mạch, gian bào và tế bào. Khu vực lòng mạch và gian bào hợp lại thành khu vực ngoài tế bào. Nước được phân bố ở lòng mạch: 5%, gian bào: 15%, tế bào: 50%. Các chất điện giải có sự khác biệt giữa ba khu vực: Protein trong lòng mạch cao hơn gian bào. Na+ và Cl- ở ngoài tế bào cao hơn trong gian bào. K+ và HPO4--- ở trong tế bào cao hơn ngoài tế bào. Tuy từng loại điện giải trong và ngoài tế bào có sự khác nhau,nhưng tổng các cation và anion trong từng khu vực vẫn tương đương nhau. Có hiện tượng này là do đặc điểm của các màng ngăn cách giữa 3 khu vực: màng tế bào, mạch bào, da và niêm mạc. Bảng 7.1. Bilan nước cơ thể người trong 24 giờ Nhập/24 giờ Xuất/ 24giờ Nước uống : 1000- 1500ml Nước tiểu: 1000-1500ml Nước trong thức ăn: 700ml Nước qua da và hô hấp: 900ml Nước nội sinh( do oxy hóa): 300ml Nước qua phân: 100ml Tổng cộng: 2000-2500ml Tổng cộng: 2000-2500ml Sự trao đổi nước và điện giải giữa các màng ngăn cách Màng tế bào Đây là màng này ngăn cách giữa tế bào và gian bào. Đặc điểm của màng tế bào là chỉ cho nước đi qua tự do mà không ch ...

Tài liệu được xem nhiều: