Bài giảng Sinh lý học - Bài 11: Sinh lý bộ máy tiêu hóa
Số trang: 35
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.44 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu “Sinh lý bộ máy tiêu hoá” thuộc bộ bài giảng “Sinh lý học ĐH Y Hà Nội” có kết cấu nội dung trình bày về: Phân bố mạch máu, thần kinh ở bộ máy tiêu hoá, tiêu hoá ở miệng và thực quản, tiêu hoá ở dạ dày, tiêu hoá ở ruột non, tiêu hoá ở ruột già, những rối loạn lâm sàng của ống tiêu hoá. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm được các hiện tượng cơ học ở ống tiêu hoá; tính chất, thành phần, tác dụng và điều hoà bài tiết các dịch ở các đoạn của ống tiêu hoá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh lý học - Bài 11: Sinh lý bộ máy tiêu hóaBÀI 11.SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁMục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:1. Mô tả được các hiện tượng cơ học ở ống tiêu hoá.2. Trình bày được tính chất, thành phần, tác dụng và điều hoà bài tiết các dịch ở cácđoạn của ống tiêu hoá.3. Trình bày sự hấp thu các chất ở các đoạn của ống tiêu hoá.4. Trình bày được các chức năng của gan.Bộ máy tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Ống tiêu hoá bao gồm miệng,họng, thực quản, dạ dày, ruột non (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng), ruột già (manhmàng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng vàống hậu môn). Các tuyến tiêu hoá gồm các tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết và hệthống mật (gan, ống mật, túi mật).Bộ máy tiêu hoá cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu. Glucid, protein vàmỡ trong thức ăn được phân giải thành những phân tử đơn giản. Các phân tử này cùngvới nước, các chất điện giải và vitamin được hấp thu qua các tế bào biểu mô của niêmmạc ruột non vào máu hoặc bạch huyết, sau đó được máu đưa đến tất cả các tế bào củacơ thể. Bộ máy tiêu hoá có một số chức năng sau:- Chức năng vận động: Là những vận động cơ học trong hệ thống tiêu hoá chủ yếu dosự co và giãn của các cơ trơn ở thành ống. Vận động đẩy có tác dụng đẩy thức ăn từmiệng xuống hậu môn. Vận động nhào trộn có tác dụng nghiền nát thức ăn thànhnhững hạt nhỏ để dễ dàng được tiêu hoá và hấp thu. Co và giãn trương lực của các cơthắt chia ống tiêu hoá thành các ngăn và giữ cho thức ăn chỉ đi theo một chiều.- Chức năng bài tiết: Các tế bào của ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá bài tiết các dịchgồm nước, các chất điện giải, chất nhày, enzym và nhiều chất khác vào lòng ống tiêuhoá. Sự bài tiết này vừa có tác dụng tiêu hoá thức ăn vừa có tác dụng bảo vệ ống tiêuhoá.- Chức năng tiêu hoá: Tiêu hoá là sự phân giải thức ăn thành những phân tử đơn giảncó thể hấp thu được. Dưới tác dụng của các enzym tiêu hoá, glucid được phân giảithành monosaccarid, protein thành tripeptid, dipepid và các acid amin; triglyceridthành acid béo và monoglycerid.- Chức năng hấp thu: Là sự vận chuyển của thức ăn đã được tiêu hoá qua các tế bàobiểu mô của ống tiêu hoá (chủ yếu là ruột non) vào máu và bạch huyết theo những cơchế khác nhau.- Chức năng nội tiết (Xem bài 13. Sinh lý Nội tiết).1. PHÂN BỐ MẠCH MÁU, THẦN KINH Ở BỘ MÁY TIÊU HOÁ1.1. Sự phân bố thần kinh trong ống tiêu hoáHoạt động của ống tiêu hoá chịu sự điều hoà của hệ thống thần kinh tự chủ (gồm thầnkinh phó giao cảm và thần kinh giao cảm) và hệ thần kinh ruột.182- Thần kinh phó giao cảm:+ Nhân vận động dây X ở hành não cho các sợi theo dây X đi đến đoạn dưới thựcquản, dạ dày, ruột non và manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang.+ Đoạn cùng của tuỷ sống (C2-C4) cho các sợi theo dây thần kinh chậu đi đến đại tràngxuống, đại tràng sigma, trực tràng và ống hậu môn.Các sợi thần kinh phó giao cảm tạo synap với các tế bào hạch của hệ thần kinhruột. Các sợi tiền hạnh phó giao cảm bài tiết acetylcholin.- Thần kinh giao cảm: Các sợi thần kinh giao cảm xuất phát từ đoạn tuỷsống thắt lưng rồi tạo synap với các hạch trước cột sống như hạch cổ, hạch mạc treotràng trên, mạc treo tràng dưới. Các sợi sau hạch giao cảm có thể đến tạo synap vớicác nơron của hệ thần kinh ruột hoặc trực tiếp đến các mạch máu, các cơ thắt trơn vàcác hốc Lieberkühn trong nhung mao ruột.- Ống tiêu hoá cũng có các sợi cảm giác để tiếp nhận các kích thích cơhọc, hoá học và nhiệt độ.- Hệ thần kinh ruột gồm các nơron có thân tế bào nằm trong thành của ống tiêu hoá.Hệ thần kinh ruột được tổ chức thành hai loại đám rối thần kinh: Đám rối cơ (đám rốiAuerbach) khư trú giữa lớp cơ dọc và lớp cơ vòng của thành ống, phân bố thần kinhcho các lớp cơ; đám rối dưới niêm mạc (đám rối Meissner) nằm giữa lớp cơ vòng vàlớp dưới niêm mạc, phân bố thần kinh cho niêm mạc.Hệ thần kinh ruột cũng được gọi là “bộ não nhỏ” của ruột vì nó được tổ chức như mộthệ thần kinh độc lập gồm các nơron cảm giác, nơron trung gian và nơron vận động vớicác con đường phản xạ và những chương trình vận động được thiết lập sẵn. Số lượngnơron của hệ thần kinh ruột vào khoảng 100 triệu, gần bằng số nơron của tuỷ sống.Hoạt động của hệ thần kinh ruột có thể bị biến đổi (modified) bởi hệ thần kinhtự chủ, tuy nhiên một số lượng rất lớn nơron thần kinh ruột không nhận thông tin trựctiếp từ các sợi thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm vì hầu hết nơron thần kinh ruộtlà nơron trung gian có chức năng tích hợp, do đó các thông tin cảm giác có thể đượcxử lý trong hệ thần kinh ruột hoàn toàn độc lập với hệ thần kinh trung ương.Hệ thần kinh ruột không chỉ kiểm soát sự co hoặc giãn các cơ, kiểm soát lưu lượngmáu mà còn điều hoà hoạt động bài tiết của các tế bào biểu mô ống tiêu hoá. Hệ thầnkinh ruột cũng có những chương trình vận động được thiết lập sẵn cho các vận độngnhu động, co bóp theo phân đoạn, nôn và đại tiện.1.2. Phân bố mạch máuCác mạch máu của ống tiêu hoá là một phần của tuần hoàn lách (gồm tuần hoàn máucủa ruột, lách, tụy và gan). Máu sau khi đi qua ống tiêu hoá, lách và tụy sẽ theo tĩnhmạch cửa về gan. Ở trong gan, máu đi qua hàng triệu xoang chứa máu nhỏ (sinusoid)rồi theo các tĩnh mạch gan đổ vào tĩnh mạch chủ của tuần hoàn hệ thống. Khi máu lưuthông qua gan, các tế bào liên võng nội mô nằm trong các xoang chứa máu sẽ lấy đi vikhuẩn và những tác nhân có hại đi từ ống tiêu hoá vào hệ thống tuần hoàn. Hầu hết cácchất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột cũng theo tĩnh mạch cửa đến các xoang máu. Ởđây chúng được các tế bào võng nội mô và tế bào gan giữ lại và xử lý. Các chất dinhdưỡng không hoà tan trong nước được hấp thu vào ống bạch huyết trung tâm rồi theohệ thống bạch mạch đổ vào tĩnh mạch dưới đòn.1832. TIÊU HOÁ Ở MIỆNG VÀ THỰC QUẢNỞ miệng, thức ăn được nhào trộn với nước bọt rồi được đẩy xuống thực quản. Sau đócác sóng nhu động của thực quản sẽ chuyển thức ăn xuống dạ dày.2.1. Các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh lý học - Bài 11: Sinh lý bộ máy tiêu hóaBÀI 11.SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁMục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:1. Mô tả được các hiện tượng cơ học ở ống tiêu hoá.2. Trình bày được tính chất, thành phần, tác dụng và điều hoà bài tiết các dịch ở cácđoạn của ống tiêu hoá.3. Trình bày sự hấp thu các chất ở các đoạn của ống tiêu hoá.4. Trình bày được các chức năng của gan.Bộ máy tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Ống tiêu hoá bao gồm miệng,họng, thực quản, dạ dày, ruột non (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng), ruột già (manhmàng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng vàống hậu môn). Các tuyến tiêu hoá gồm các tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết và hệthống mật (gan, ống mật, túi mật).Bộ máy tiêu hoá cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu. Glucid, protein vàmỡ trong thức ăn được phân giải thành những phân tử đơn giản. Các phân tử này cùngvới nước, các chất điện giải và vitamin được hấp thu qua các tế bào biểu mô của niêmmạc ruột non vào máu hoặc bạch huyết, sau đó được máu đưa đến tất cả các tế bào củacơ thể. Bộ máy tiêu hoá có một số chức năng sau:- Chức năng vận động: Là những vận động cơ học trong hệ thống tiêu hoá chủ yếu dosự co và giãn của các cơ trơn ở thành ống. Vận động đẩy có tác dụng đẩy thức ăn từmiệng xuống hậu môn. Vận động nhào trộn có tác dụng nghiền nát thức ăn thànhnhững hạt nhỏ để dễ dàng được tiêu hoá và hấp thu. Co và giãn trương lực của các cơthắt chia ống tiêu hoá thành các ngăn và giữ cho thức ăn chỉ đi theo một chiều.- Chức năng bài tiết: Các tế bào của ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá bài tiết các dịchgồm nước, các chất điện giải, chất nhày, enzym và nhiều chất khác vào lòng ống tiêuhoá. Sự bài tiết này vừa có tác dụng tiêu hoá thức ăn vừa có tác dụng bảo vệ ống tiêuhoá.- Chức năng tiêu hoá: Tiêu hoá là sự phân giải thức ăn thành những phân tử đơn giảncó thể hấp thu được. Dưới tác dụng của các enzym tiêu hoá, glucid được phân giảithành monosaccarid, protein thành tripeptid, dipepid và các acid amin; triglyceridthành acid béo và monoglycerid.- Chức năng hấp thu: Là sự vận chuyển của thức ăn đã được tiêu hoá qua các tế bàobiểu mô của ống tiêu hoá (chủ yếu là ruột non) vào máu và bạch huyết theo những cơchế khác nhau.- Chức năng nội tiết (Xem bài 13. Sinh lý Nội tiết).1. PHÂN BỐ MẠCH MÁU, THẦN KINH Ở BỘ MÁY TIÊU HOÁ1.1. Sự phân bố thần kinh trong ống tiêu hoáHoạt động của ống tiêu hoá chịu sự điều hoà của hệ thống thần kinh tự chủ (gồm thầnkinh phó giao cảm và thần kinh giao cảm) và hệ thần kinh ruột.182- Thần kinh phó giao cảm:+ Nhân vận động dây X ở hành não cho các sợi theo dây X đi đến đoạn dưới thựcquản, dạ dày, ruột non và manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang.+ Đoạn cùng của tuỷ sống (C2-C4) cho các sợi theo dây thần kinh chậu đi đến đại tràngxuống, đại tràng sigma, trực tràng và ống hậu môn.Các sợi thần kinh phó giao cảm tạo synap với các tế bào hạch của hệ thần kinhruột. Các sợi tiền hạnh phó giao cảm bài tiết acetylcholin.- Thần kinh giao cảm: Các sợi thần kinh giao cảm xuất phát từ đoạn tuỷsống thắt lưng rồi tạo synap với các hạch trước cột sống như hạch cổ, hạch mạc treotràng trên, mạc treo tràng dưới. Các sợi sau hạch giao cảm có thể đến tạo synap vớicác nơron của hệ thần kinh ruột hoặc trực tiếp đến các mạch máu, các cơ thắt trơn vàcác hốc Lieberkühn trong nhung mao ruột.- Ống tiêu hoá cũng có các sợi cảm giác để tiếp nhận các kích thích cơhọc, hoá học và nhiệt độ.- Hệ thần kinh ruột gồm các nơron có thân tế bào nằm trong thành của ống tiêu hoá.Hệ thần kinh ruột được tổ chức thành hai loại đám rối thần kinh: Đám rối cơ (đám rốiAuerbach) khư trú giữa lớp cơ dọc và lớp cơ vòng của thành ống, phân bố thần kinhcho các lớp cơ; đám rối dưới niêm mạc (đám rối Meissner) nằm giữa lớp cơ vòng vàlớp dưới niêm mạc, phân bố thần kinh cho niêm mạc.Hệ thần kinh ruột cũng được gọi là “bộ não nhỏ” của ruột vì nó được tổ chức như mộthệ thần kinh độc lập gồm các nơron cảm giác, nơron trung gian và nơron vận động vớicác con đường phản xạ và những chương trình vận động được thiết lập sẵn. Số lượngnơron của hệ thần kinh ruột vào khoảng 100 triệu, gần bằng số nơron của tuỷ sống.Hoạt động của hệ thần kinh ruột có thể bị biến đổi (modified) bởi hệ thần kinhtự chủ, tuy nhiên một số lượng rất lớn nơron thần kinh ruột không nhận thông tin trựctiếp từ các sợi thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm vì hầu hết nơron thần kinh ruộtlà nơron trung gian có chức năng tích hợp, do đó các thông tin cảm giác có thể đượcxử lý trong hệ thần kinh ruột hoàn toàn độc lập với hệ thần kinh trung ương.Hệ thần kinh ruột không chỉ kiểm soát sự co hoặc giãn các cơ, kiểm soát lưu lượngmáu mà còn điều hoà hoạt động bài tiết của các tế bào biểu mô ống tiêu hoá. Hệ thầnkinh ruột cũng có những chương trình vận động được thiết lập sẵn cho các vận độngnhu động, co bóp theo phân đoạn, nôn và đại tiện.1.2. Phân bố mạch máuCác mạch máu của ống tiêu hoá là một phần của tuần hoàn lách (gồm tuần hoàn máucủa ruột, lách, tụy và gan). Máu sau khi đi qua ống tiêu hoá, lách và tụy sẽ theo tĩnhmạch cửa về gan. Ở trong gan, máu đi qua hàng triệu xoang chứa máu nhỏ (sinusoid)rồi theo các tĩnh mạch gan đổ vào tĩnh mạch chủ của tuần hoàn hệ thống. Khi máu lưuthông qua gan, các tế bào liên võng nội mô nằm trong các xoang chứa máu sẽ lấy đi vikhuẩn và những tác nhân có hại đi từ ống tiêu hoá vào hệ thống tuần hoàn. Hầu hết cácchất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột cũng theo tĩnh mạch cửa đến các xoang máu. Ởđây chúng được các tế bào võng nội mô và tế bào gan giữ lại và xử lý. Các chất dinhdưỡng không hoà tan trong nước được hấp thu vào ống bạch huyết trung tâm rồi theohệ thống bạch mạch đổ vào tĩnh mạch dưới đòn.1832. TIÊU HOÁ Ở MIỆNG VÀ THỰC QUẢNỞ miệng, thức ăn được nhào trộn với nước bọt rồi được đẩy xuống thực quản. Sau đócác sóng nhu động của thực quản sẽ chuyển thức ăn xuống dạ dày.2.1. Các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sinh lý học Đại học Y Hà Nội Sinh lý bộ máy tiêu hóa Phân bố mạch máu Bộ máy tiêu hoá Tiêu hoá ở miệng Tiêu hoá ở dạ dày Tiêu hoá ở ruột non Tiêu hoá ở ruột giàGợi ý tài liệu liên quan:
-
Loài lưỡng cư ( phần 5 ) Cơ quan tiêu hoá Lưỡng cư (Amphibia)
6 trang 35 0 0 -
31 trang 26 0 0
-
Dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên hệ y học dự phòng trường Đại học y Hà Nội và một số yếu tố liên quan
8 trang 25 0 0 -
sinh lý học động vật và người (tập 1): phần 2
143 trang 24 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
6 trang 23 0 0 -
Thực trạng lập kế hoạch học tập trong sinh viên đại học Y Hà Nội và một số yếu tố ảnh hưởng
7 trang 22 0 0 -
38 trang 22 0 0
-
Bài giảng Giải phẫu hệ tiêu hóa
90 trang 22 0 0 -
Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc
93 trang 21 0 0 -
sinh lý học động vật và người: phần 2
120 trang 21 0 0