Thông tin tài liệu:
Tài liệu “Đại cương về cơ thể sống và hằng tính nội môi” thuộc bộ bài giảng “Sinh lý học ĐH Y Hà Nội” có kết cấu nội dung trình bày về: Đặc điểm của sự sống; nội môi, hằng tính nội môi; điều hoà chức năng; kết luận. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm được ba đặc điểm của sự sống, trình bày được vai trò của hằng tính nội môi, cơ chế điều hoà bằng thần kinh thông qua các phản xạ, cơ chế điều hoà bằng đường thể dịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh lý học - Bài 2: Đại cương về cơ thể sống và hằng tính nội môiBài 2. Đạicương về cơ thể sống vàhằng tính nội môiMục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:1. Nêu được ba đặc điểm của sự sống.2. Trình bày được vai trò của hằng tính nội môi.3. Trình bày được cơ chế điều hoà bằng thần kinh thông qua các phản xạ.4. Trình bày được cơ chế điều hoà bằng đường thể dịch.Cơ thể sống là một hệ thống mở, liên quan mật thiết với môi trường. Cơ thể tồn tại đượcnhờ liên tục tiếp nhận không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường bên ngoài đồng thờicũng đẩy các chất thải ra ngoài môi trường. Đơn vị sống cơ bản của cơ thể là tế bào. Mỗicơ quan là một tập hợp gồm vô số các tế bào, những tế bào này liên kết với nhau nhờ cáccấu trúc liên tế bào. Trong cơ thể có nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại tế bào đều cónhững đặc trưng riêng của nó. Tuy vậy chúng đều có những đặc điểm chung, những đặcđiểm đó được gọi là đặc điểm của sự sống.1. Đặc điểm của sự sống1.1. Đặc điểm thay cũ đổi mớiCác tế bào trong cơ thể tồn tại và phát triển được nhờ quá trình luôn thay cũ đổi mới.Thực chất quá trình thay cũ đổi mới là quá trình chuyển hoá và gồm 2 quá trình:- Quá trình đồng hoá: Là quá trình thu nhận vật chất, chuyển vật chất thành chất dinhdưỡng, thành thành phần cấu tạo đặc trưng của tế bào để cho sinh vật tồn tại và phát triển.- Quá trình dị hoá: Là quá trình phân giải vật chất, giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạtđộng và thải các sản phẩm chuyển hoá ra khỏi cơ thể.Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau, là hai mặt thống nhất của quá trình chuyểnhoá và thường cân bằng với nhau để cơ thể có thể tồn tại và phát triển. Chuyển hoá ngừnglà ngừng sự sống. Rối loạn chuyển hoá là rối loạn hoạt động chức năng của cơ thể.Chuyển hoá là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn từ tiêu hoá, hô hấp đến giai đoạnchuyển hoá chất xảy ra trong tế bào rồi giai đoạn bài tiết. Các hoạt động tiêu hoá, hô hấp,bài tiết là những hoạt động trao đổi giữa trong và ngoài cơ thể. Còn hoạt động chuyểnhoá cơ bản được xảy ra trong tế bào.1.2. Đặc điểm chịu kích thíchKhả năng chịu kích thích là khả năng đáp ứng với các tác nhân kích thích vật lý như cơhọc, điện học, quang học, nhiệt học; với các kích thích hoá học, tâm lý học... Ví dụ chạmvào vật nóng làm tay rụt lại, ánh sáng làm co đồng tử, thức ăn chua làm chảy nước bọt, sợhãi làm tim đập nhanh, kích thích vào các tuyến gây bài tiết dịch và men, kích thích điệnvào cơ làm cơ co... Khả năng chịu kích thích này có thể biểu hiện ở mức tế bào, cơ quanhoặc toàn bộ cơ thể.Cường độ tối thiểu tạo ra đáp ứng với mỗi tác nhân kích thích được gọi là ngưỡng kíchthích. Ngưỡng kích thích thay đổi tuỳ thuộc đặc tính của từng loại tế bào, từng loại cơquan, từng cơ thể, tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích.Đặc tính chịu kích thích vừa là biểu hiện của sự sống vừa là điều kiện tồn tại của sự sống.1.3. Đặc điểm sinh sản giống mìnhĐây là phương thức tồn tại của nòi giống. Hoạt động sinh sản là một hoạt động tổng hợpbao gồm nhiều chức năng và được thực hiện nhờ mã di truyền nằm trong phân tử DNAcủa các tế bào; nhờ đó mà nó tạo ra được các tế bào con giống hệt tế bào mẹ. Mỗi khi cótế bào già, chết hoặc bị huỷ hoại do quá trình bệnh lý, các tế bào còn lại có khả năng táitạo ra các tế bào mới cho đến khi bổ sung được một số lượng phù hợp. Nhờ có đặc điểmsinh sản này mà cơ thể có thể tồn tại và phát triển. Đặc điểm sinh sản có thể thể hiện ởmức tế bào để tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già hoặc chết có thể ở mức cơ thểđảm bảo duy trì nòi giống từ thế hệ này sang thế hệ khác.2. Nội môi, hằng tính nội môiClaude Bernard (1813-1878) là người đầu tiên từ nghiên cứu trên thực nghiệm đã đưa raquan niệm nội môi.2.1. Nội môiKhoảng 56% trọng lượng cơ thể người trưởng thành là dịch. Hầu hết dịch của cơ thể nằmtrong tế bào, lượng dịch này được gọi là dịch nội bào. Số còn lại chiếm khoảng 1/3 tổnglượng dịch cơ thể nằm ở ngoài tế bào và được gọi là dịch ngoại bào. Có nhiều loại dịchngoại bào như máu, dịch kẽ, dịch bạch huyết, dịch não tuỷ, dịch nhãn cầu, dịch ổ khớp...Trong các loại dịch ngoại bào này thì máu và dịch kẽ đóng vai trò rất quan trọng vì hailoại dịch này luôn luôn được luân chuyển và thay đổi. Dịch ngoại bào được vận chuyểntrong cơ thể nhờ hệ thống tuần hoàn mà chủ yếu là tuần hoàn máu. Máu và dịch nằmtrong tế bào được trao đổi qua lại nhờ sự khuếch tán dịch và vật chất qua thành mao mạchrồi qua dịch kẽ. Dịch ngoại bào cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và pháttriển của các tế bào. Như vậy về căn bản các tế bào trong cơ thể đều được sống trongcùng một môi trường đó là dịch ngoại bào và dich ngoại bào được gọi là môi trường bêntrong hay còn gọi là nội môi. Thuật ngữ này đã được nhà sinh lý học Claude Bernard đềra từ thế kỷ XIX. Các tế bào chỉ có thể tồn tại, phát triển và thực hiện được chức năng củanó khi được sống trong môi trường thích hợp và ổn định về nồng độ các chất ...