Danh mục

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.12 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (36 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài 8 trình bày những nội dung chính như sau: Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh nghiệp, mô hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp, nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp, những điểm lợi và bất lợi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn, nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp BÀI 8: NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP Mục tiêu Hướng dẫn học • Cung cấp những kiến thức cơ bản tạo ra tầm nhìn trong việc xem xét sử dụng các nguồn tài trợ của doanh nghiệp. • Để học tốt bài này, học viên cần tập có tầm nhìn tổng thể về nguồn vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. • Trang bị những kiến thức chủ yếu về nội dung, đặc điểm, những điểm lợi và bất lợi của các nguồn tài trợ đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. • Nắm vững khái niệm, nội dung, đặc điểm, những điểm lơi và bất lợi của từng công cụ tài chính trong việc huy động vốn của doanh nghiệp. • Trong quá trình học cần đưa ra các trường hợp giả định đồng thời liên hệ với thực tế, xem xét tác động của của việc sử dụng các nguồn tài trợ đến khả năng sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp. • Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và vận dụng vào giải các bài tập, từ đó quay trở lại củng cố nhận thức về lý thuyết. • Kết hợp đọc các tài liệu tham khảo: Nội dung • Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh nghiệp. • Mô hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp. • Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp. • Những điểm lợi và bất lợi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn. • Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Thời lượng học • v1.0 8 tiết o o Chương 7, chương 8 – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính. Chủ biên PGS. TS Nguyễn Đình Kiêm & TS Bạch Đức Hiển, NXB Tài chính, năm 2008. Chượng 19, chương 20, chương 22, chương 25 – Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Chủ biên TS Trần Ngọc Thơ. NXB Thống kê, năm 2007. 167 Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Công cụ tài chính Một trong những nội dung chủ yếu và chức năng riêng có của tài chính doanh nghiệp là huy động vốn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh hiện tại và cho sự tăng trưởng trong tương lai. Sự phát triển của thị trường tài chính đã tạo ra những công cụ tài chính ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, mỗi một công cụ tài chính bao giờ cũng ẩn chứa hai mặt: Mặt lợi và mặt bất lợi. Vì thế; cái hay, cái tinh tế của nhà quản trị tài chính giỏi chính là biết lựa chọn hay tạo ra những công cụ tài chính mà luật pháp cho phép để huy động vốn phù hợp với tình thế và có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời việc huy động vốn ngày hôm nay không làm cạn kiệt nguồn tài trợ trong tương lai của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của bài này sẽ giúp cho bạn trả lời các câu hỏi: Câu hỏi 1. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có những công cụ hay những nguồn tài trợ chủ yếu nào? 2. Mỗi công cụ hay mỗi nguồn tài trợ có những điểm lợi và bất lợi gì khi sử dụng nó? Trên cơ sở xem xét những vấn đề đó có thể giúp cho bạn suy ngẫm cách sử dụng tốt hơn công cụ tài chính cho việc huy động vốn của doanh nghiệp. 168 v1.0 Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp 8.1. Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và với chi phí sử dụng vốn ở mưc thấp. Dưới đây sẽ xem xét tổng quan nguồn vốn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau. Thông thường trong công tác quản lý thường xem xét nguồn vốn của doanh nghiệp: 8.1.1. Nợ và vốn chủ sở hữu Dựa vào quan hệ sở hữu vốn có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nợ Tài sản Vốn chủ sở hữu • Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu trực tiếp đầu tư và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả • Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả cho nhà cung cấp, các khoản phải nộp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, các khoản phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp... Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tuỳ thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. 8.1.2. Nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Tài sản Nợ ngắn hạn... lưu động Nguồn vốn tạm thời Tài sản cố định v1.0 Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên 169 Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp • Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức: Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc: Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp – Nợ ngắn hạn. Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên (hay còn được gọi là vốn lưu động ròng) của doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: