Danh mục

Bài giảng Tài chính hành vi: Chương 2

Số trang: 22      Loại file: ppt      Dung lượng: 2.23 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tài chính hành vi: Chương 2 - Định giá tài sản, tài chính hiệu quả, lý thuyết đại diện có nội dung trình bày mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), thị trường hiệu quả, lý thuyết đại diện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính hành vi: Chương 2  Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)  Thị trường hiệu quả  Lý thuyết đại diện 1. Mô hình định giá tài sản vốn  CAPM - Giả định các nhà đầu tư e ngại và sở thích của h ọ được xác định bằng giá trị trung bình và phương sai của tỷ suất sinh lợi. - Mặc dù TSSL trên tài sản ở giai đoạn tiếp theo không hoàn toàn có thể dự báo, nhưng nó có thể được xác định bởi một phân phối xác suất. Một tham số đo lường phân phối này là giá trị kỳ vọng của tỷ suất sinh lợi, ký hiệu là E(Ri). - Nếu có một số lượng lớn các quan sát, giá trị trung bình của các quan sát trên sẽ hội tụ về giá trị kỳ vọng - Với cùng một mức TSSL kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ ưa thích những tài sản có lợi nhuận chắc chắn hoặc có ít sự không chắc chắn. - Phương sai của tỷ suất sinh lợi, ký hiệu là бi2. Độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi (бi ) đơn giản là giá trị dương của căn bậc hai phương sai. Phương sai và độ lệch chuẩn là đại diện cho rủi ro, và cả hai thước đo này có ý nghĩa như nhau khi xếp hạng r ủi ro của chứng khoán. - Trong các ứng dụng tài chính và nghiên cứu thực nghiệm, giá trị trên thường được ước lượng bằng dữ liệu quá khứ Với n quan sát về tỷ suất sinh lợi cho tài sản i, tỷ suất sinh lợi trung bình được tính toán như sau: Phương sai mẫu của tỷ suất sinh lợi là: Độ lệch chuẩn mẫu của tỷ suất sinh lợi là:  Rủi ro của danh mục đầu tư không đơn giản chỉ là rủi ro trung bình của những tài sản trong danh m ục.  Bằng cách kết hợp các tài sản trong danh mục, nhà đầu tư có thể loại bỏ một số rủi ro, nhưng không phải tất cả.  Miễn là TSSL của tài sản không di chuyển cùng hướng với nhau, rủi ro sẽ giảm xuống.  Các công cụ thống kê đo lường mối liên hệ giữa các biến số ngẫu nhiên là hiệp phương sai và h ệ số t ương quan. Hiệp phương sai của mẫu bao gồm n TSSL của tài sản i và j là: Tương quan mẫu là: Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư: Phương sai của DMĐT:  Giả sử chỉ có hai cổ phiếu là High Tech, Low Tech và một tài sản phi rủi ro (trái phiếu chính phủ ngắn hạn như trái phiếu kho bạc Mỹ hoặc tiền gửi tại ngân hàng).  High Tech có TSSL dự kiến cao nhất là 15%,nhưng ​ độ biến động của TSSL cũng cao nhất với độ lệch chuẩn là 30%. Low Tech nằm ở giữa với TSSL dự kiến là 8% và độ lệch chuẩn là 10%. Các tài sản phi rủi ro có TSSL thấp (4%), nhưng không có rủi ro. TSSL của High Tech và Low Tech có tương quan âm.  TSSL của tài sản phi rủi ro là chắc chắn và không tương quan với TSSL các tài sản khác. Lưu ý rằng độ biến động của TSSL bằng 0 có nghĩa rằng, đây là một khoản đầu tư phi rủi ro. TSSL mong Độ lệch đợi chuẩn của TSSL High Tech (HT) 15% 30% Low Tech (LT) 8% 10% Tài sản phi rủi ro (RF) 4% 0% Tương quan giữa HT -0.10 và LT Tương quan giữa HT 0 và RF Tương quan giữa LT 0 và RF Giả sử bạn giải ngân 40% ngân quỹ vào cổ phiếu High Tech và 60% vào cổ phiếu Low Tech. TSSL mong đợi của danh mục đầu tư là: ​ Và phương sai của danh mục đầu tư là: Lấy căn bậc hai của phương sai cho ra giá trị của độ lệch chuẩn là 0.1288 (hay 12.88%). Chú ý rằng độ lệch chuẩn của danh mục thấp hơn bình quân trọng số độ lệch chuẩn của mỗi cổ phiếu. Điều này cho thấy danh mục đã đạt được lợi ích từ việc đa đạng hóa. Mặc  dù  lợi  ích  đa  dạng  hoá  là  rõ  ràng,  nhưng chúng ta vẫn không biết nên đầu tư  bao  nhiêu  vào  mỗi  cổ  phiếu  nói  trên.  Mở  rộng ra, nếu có nhiều cổ phiếu để lựa chọn,  chúng ta nên đầu tư bao nhiêu vào mỗi cổ  phiếu? Hình 2.2: Tâp hợp hiệu quả Nếu tất cả các nhà đầu tư có kỳ vọng giống nhau, gọi là kỳ v ọng thuần nhất - thì họ sẽ có cùng một đường biên hiệu quả.  Khi kết hợp tài sản phi rủi ro vào danh mục: chỉ có một danh mục các tài sản rủi ro mà các nhà đầu tư sẽ lựa chọn. Thêm tài sản phi rủi ro là giống như thêm một cơ chế trao đổi, cho phép các nhà đầu tư vay, cho vay tất cả tùy theo họ muốn với tỷ suất sinh lợi phi rủi ro. Với khả năng vay và cho vay, chúng ta tạo nên sự phân cách hai nguồn (two-fund seperation).  Sự phân cách có nghĩa là các nhà đầu tư tối đa hóa lợi ích bằng cách kết hợp tài sản phi rủi ro với một danh mục gồm các tài sản rủi ro. Bởi vì TSSL của tài sản phi rủi ro là không tương quan với TSSL của các tài sản rủi ro khác, nên TSSL và rủi ro của một danh mục, bao gồm tài sản phi rủi ro với bất kỳ tài sản rủi ro nào khác là một hàm tuyến tính của tỷ suất sinh lợi và rủi ro. Hình 2.3: Đường thị trường vốn CML E(Rp) M E(Rm) Tập hợp đường cong hiệu quả Rf X σp σm CML nói rằng các nhà đầu tư có thể kiếm  được nhiều tỷ suất sinh lợi hơn bằng cách  chấp nhận thêm rủi ro Thước đo rủi ro của CAPM là beta (β), đo lường độ nhạy cảm của một tài sản đối với thị trường. Thước đo này chỉ tính đến rủi ro hệ thống, tức rủi ro không thể đa dạng hóa. CAPM cho rằng dưới những điều kiện này tỷ suất sinh lợi dự kiến của tài sản i được tính theo công th ức: Beta của chứng khoán i được tính như sau: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: