Danh mục

Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.81 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, "Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2" tiếp tục trình bày những nội dung về ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ; quá trình hình thành và các mô hình tổ chức ngân hàng trung ương; chính sách tiền tệ; tài chính doanh nghiệp; quản lý vốn kinh doanh; chi phí, thu nhập, lợi nhuận kinh doanh; tài chính công; chính sách tài chính quốc gia; tài chính quốc tế; thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 2 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TS. Đặng Thị Việt Đức (chủ biên) ThS. Phan Anh Tuấn (tham gia) HÀ NỘI - 2014 Chương 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ CHƯƠNG 5. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ngày nay, các nước đều có ngân hàng trung ương đứng tách ra đối với các ngân hàng trung gian, không kinh doanh lấy lãi mà thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng và đặc biệt là chịu trách nhiệm thiết kế và thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia. Mỗi động thái của ngân hàng trung ương đều có thể là dấu hiệu cho thấy những biến động của tình hình tiền tệ - tín dụng của một quốc gia. Mục tiêu của chương 5 này là cung cấp kiến thức một cách có hệ thống về ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia. Kết thúc chương 5, sinh viên cần nắm được những vấn đề cơ bản sau: Bản chất của ngân hàng trung ương và các chức năng của nó Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ Các công cụ của chính sách tiền tệ. 5.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 5.1.1 Quá trình hình thành ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương (NHTW) là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. NHTW có nguồn gốc từ các ngân hàng phát hành. Cho đến đầu thế kỷ 20, các ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do ảnh hưởng của những bài học kinh nghiệm từ cuộc Đại suy thoái năm 1929 - 1933 cũng như sự phát triển của các học thuyết kinh tế của Keynes (vào cuối những năm 1930) và Milton Friedman (năm 1960) về sự cần thiết của vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế và ảnh hưởng của khối lượng tiền cung ứng đối với các biến số kinh tế vĩ mô, các nước đã nhận thức được tầm quan trọng phải thành lập một NHTW đóng vai trò quản lý lưu thông tiền tệ, tín dụng và hoạt động của hệ thống ngân hàng trong một quốc gia. Các NHTW được thành lập hoặc bằng cách quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành hiện có hoặc thành lập mới thuộc quyền sở hữu nhà nước. Các nước tư bản phát triển có hệ thống ngân hàng phát triển lâu đời như Pháp, Anh... thì thành lập NHTW bằng cách quốc hữu hoá ngân hàng phát hành thông qua mua lại cổ phần của các ngân hàng này rồi bổ nhiệm người điều hành. Một số nước tư bản khác thì Nhà nước chỉ nắm cổ phần khống chế hoặc vẫn để thuộc sở hữu tư nhân nhưng Nhà nước bổ nhiệm người điều hành. Ví dụ: Ngân hàng trung ương ở Nhật Bản (tên chính thức là Ngân hàng Nhật Bản) có 55% cổ phần thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, 45% còn lại thuộc sở hữu tư nhân nhưng bộ máy quản lý ngân hàng là Hội đồng chính sách có 7 thành viên lại do Chính phủ bổ nhiệm. Ở Mỹ, Ngân hàng trung ương được gọi là Hệ thống dự trữ liên bang (Fed), là ngân hàng cổ phần tư nhân nhưng cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng này là Hội đồng Thống đốc có 7 thành viên do Tổng thống đề cử và Thượng nghị viện bổ nhiệm. Còn lại hầu hết các nước khác thì thành lập NHTW mới Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 114 Chương 5: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ thuộc sở hữu nhà nước. Ở Việt Nam, NHTW được thành lập thuộc sở hữu của nhà nước, gọi là Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 5.1.2 Các mô hình tổ chức ngân hàng trung ương Là một định chế công cộng của Nhà nước, nhưng mối quan hệ của NHTW với chính phủ không hoàn toàn giống với các định chế công cộng khác của Nhà nước. Mối quan hệ này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm ra đời của NHTW, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền thống văn hoá của từng quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mô hình trực thuộc hay độc lập với chính phủ. Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ là mô hình trong đó NHTW nằm trong nội các chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nước Đông Á (Hàn quốc, Đài loan, Singapore, Indonesia, Việt Nam ...) hoặc các nước thuộc khối XHCN trước đây. Chính phủ Hội đồng chính sách tiền tệ gồm: Thống đốc NHTW và các thành viên khác Ngân hàng trung ương Hình 5.1. Mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ Theo mô hình này, chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của NHTW đồng bộ với các chính sác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: