Danh mục

Bài giảng Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm trung học phổ thông - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.92 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm là chuyên ngành tâm lí học sử dụng tích hợp nhiều kiến thức thuộc các khoa học có liên quan về khoa học tự nhiên-công nghệ, khoa học xã hội-nhân văn và khoa học về con người. Nội dung bài giảng gồm 6 chương được quy định về thời lượng và trình bày khác nhau, nhưng cả tài liệu là một chỉnh thể thống nhất theo quan điểm đổi mới nội dung dạy và học theo học chế tín chỉ ở đại học-cao đẳng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm trung học phổ thông - ĐH Phạm Văn Đồng UBND TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG BÀI GIẢNG TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Người biên soạn: GVC.Ths. NGUYỄN ĐĂNG ĐỘNG Lưu hành nội bộ Quảng Ngãi-2017 1 LỜI NÓI ĐẦU Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm là chuyên ngành tâm lí học sử dụng tích hợp nhiều kiến thức thuộc các khoa học có liên quan về khoa học tự nhiên-công nghệ, khoa học xã hội-nhân văn và khoa học về con người. Môn học này góp phần trực tiếp hình thành quan điểm sư phạm và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho sinh viên các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên Trung học phổ thông. Thời gian dành cho môn học này theo học chế tín chỉ là 30 tiết; trong đó 24 tiết cho lí thuyết, 04 tiết cho thực hành thảo luận, 02 tiết kiểm tra. Số tiết lí thuyết và thực hành thảo luận được bố trí chung trong từng chương để tiện cho việc dạy và học. Nội dung tài liệu gồm 6 chương được quy định về thời lượng và trình bày khác nhau, nhưng cả tài liệu là một chỉnh thể thống nhất theo quan điểm đổi mới nội dung dạy và học theo học chế tín chỉ ở đại học-cao đẳng. Thực hiện Thông báo số 935/TB-ĐHPVĐ ngày 28/10/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng về Kế hoạch đưa bài giảng lên website trường nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thêm tài liệu học tập, chúng tôi đã biên soạn tài liệu này. Tài liệu chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chính vì vậy, để tài liệu tiếp tục được hoàn thiện trong những năm tới, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cán bộ giảng dạy và sinh viên nhà trường. Xin chân thành cảm ơn Tác giả 2 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM Trong hệ thống các khoa học sư phạm, cùng với Tâm lí học đại cương (TLHĐC), Tâm lí học lứa tuổi (TLHLT) và Tâm lí học sư phạm (TLHSP) là hai chuyên ngành trực tiếp hình thành quan điểm sư phạm và bồi dư ỡng nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm (SVSP). Hai chuyên ngành tâm lí học (TLH) này gắn bó mật thiết với nhau. Trong đó TLHLT là cơ sở không thể thiếu của TLHSP. 1.1. Vài nét lịch sử hình thành, phát triển của TLHLT và TLHSP Cùng với TLHĐC, TLHLT và TLHSP (sau đây viết tắt là TLHLT-SP) cũng có lịch sử lâu đời. Trong đó, các thành tựu của Di truyền học, Tiến hóa học, Sinh lý học …đã góp phần thúc đẩy TLHLT-SP phát triển mạnh mẽ. Các công trình nghiên cứu dựa trên quan sát sự phát triển tâm lý trẻ em, việc tổng kết quá trình nuôi dạy trẻ…đã đặt cơ sở thực tiễn cho TLHLT-SP lúc bấy giờ phát triển. Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong TLHĐC như: Quy luật tâm lý của Vêbe, Fesne, nghiên cứu trí nhớ của Êbingao, nghiên cứu về cảm giác vận động của W.Vunt… cho phép vận dụng thực nghiệm vào TLHLT-SP. Những tác phẩm đầu tiên của TLHSP đã mở ra những triển vọng cho việc nghiên cứu tâm lí trẻ em, như: Cuốn TLHSP (1877) của nhà TLH Nga P.P.Katêrep, Nói chuyện với giáo viên về TLH của nhà TLH Mỹ-W.Jêms... Ở Nga, năm 1906, người ta đã tổ chức “ Hội nghị TLHSP” lần thứ nhất tại Pêtécbua, các nhà TLH đã kịch liệt phê phán tính sáo rỗng của TLHSP lúc bấy giờ và khẳng định phải đưa thực nghiệm vào nghiên cứu TLHLT-SP. Chính trong quá trình dạy học/giáo dục (DH/GD) đã chỉ ra nguồn gốc phát triển tâm lý với quá trình dạy học. Ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phái Nhi đồng học đã kết hợp và giải thích một cách máy móc những quan điểm Sinh lí học, TLH về sự phát triển tâm lý trẻ em. Quan điểm này đã ảnh hưởng tiêu cực tới TLH, GDH (giáo dục học) và gây tác hại lớn cho nhà trường bấy giờ. Điều đó đã dược nêu lên trong các phê phán có tính nguyên tắc ở nhiều luận điểm của Nhi đồng học. 3 Các quan điểm đúng đắn của N.K.Crupxcaia, A.X.Makarenko đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề hình thành, phát triển nhân cách trẻ em trong giáo dục thông qua hoạt động tập thể. A.X.Makarenko đã khẳng định: “ Nhà giáo dục hiểu biết học sinh không phải trong quá trình nghiên cứu học sinh một cách thờ ơ mà trong chính quá trình cùng làm việc với học sinh và trong chính quá trình giúp đỡ học sinh một cách tích cực. Nhà giáo dục phải xem xét học sinh không phải như một đối tượng nghiên cứu, mà là đối tượng giáo dục.” Trong lịch sử xây dựng TLHLT-SP, Lí luận về sự phát triển các chức năng tâm lí bậc cao của L.X.Vưgôtxki (Nhà TLH Nga) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Sự trư ởng thành của TLHLT-SP gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà TLH ở nhiều nước, như: A.N.Lêônchép, Đ.B.Ecônnhin, A.X.Menchinxcaia, J.Bruner, J.Piajê... Ngày nay, người ta nghiên cứu TLHLT với những quan điểm mới về “ Tâm lý học phát triển”, nghiên cứu sự hình thành tâm lý con người từ trong bào thai cho đến suốt cả cuộc đời gắn liền với nền văn hóa xã hội-lịch sử và các tiến bộ xã hội của nền văn minh nhân loại, của giáo dục. 1.2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của TLHLT-SP 1.2.1. Đối tượng của TLHLT-SP TLHLT và TLHSP là hai lĩnh vực TLH gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động DH/GD. Chúng có đối tượng nghiên cứu xác định, mặ ...

Tài liệu được xem nhiều: