Bài giảng Tâm thần: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
Số trang: 66
Loại file: pdf
Dung lượng: 806.98 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1, phần 2 của bài giảng Tâm thần gồm các bài học tiếp theo, cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: kích động; tự sát; các rối loạn liên quan đến stress; trầm cảm; tâm thần phân liệt; loạn thần thực thể; động kinh; chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tâm thần: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản Bài Giảng Tâm Thần BÀI 3: KÍCH ĐỘNGMục tiêu học tập1. Định nghĩa được kích động.2. Biết được nguyên nhân kích động.3. Xử trí được bệnh nhân kích động.NỘI DUNG1. ĐỊNH NGHĨA Kích động tâm thần vận động là những hoạt động quá mức, lộn xộn, vượt quá mứcchịu đựng của người chung quanh, thường có tính chất phá hoại, nguy hiểm, do bệnh lý tâmthần gây ra. Ta phải phân biệt những hoạt động quá mức trong một số lễ hội, xét trong mộtbối cảnh văn hoá nhất định thì không được xem là kích động.2. NGUYÊN NHÂN KÍCH ĐỘNG Kích động có thể do những nguyên nhân sau:2.1. Lú lẫn Kích động lộn xộn do bệnh nhân bị rối loạn năng lực định hướng.2.2. Lo âu Có thể gây ra những cơn kích động dữ dội do bệnh nhân bị căng thẳng quá mức,nhưng không gây nguy hiểm, đánh người.2.3. Sa sút trí tuệ Do bị sa sút trí tuệ làm bệnh nhân mất tự chủ, bệnh nhân hay bỏ đi lang thang, cónhững cơn kích động có thể đánh người nhưng không gây nguy hiểm lắm.2.4. Rối loạn cảm xúc Cả hai hội chứng hưng cảm lẫn trầm cảm đều có thể gây kích động. - Trầm cảm thường ít gây ra kích động, cường độ không mạnh, kích động có liênquan đến mức độ lo âu, có khi do tác dụng giải ức chế của thuốc chống trầm cảm. - Hưng cảm: rất hay gây kích động, bệnh nhân hoa tay múa chân, nói hổ lốn, la hét, ítngủ, không cảm thấy mệt mỏi, khoái cảm, nhưng ít khi đánh người, kích động không đápứng với các thuốc giải lo âu mà chỉ đáp ứng với các thuốc an thần kinh.2.5. Do căn nguyên tâm lý Kích động do bệnh nhân phản ứng lại các sang chấn tâm lý, trong những trường hợpnầy bệnh nhân không mất tự chủ, còn thích nghi tốt với thực tế, đáp ứng tốt với các thuốcgiải lo âu. Trong kích động hysterie thường mang màu sắc cảm xúc, điệu bộ và kèm theonhiều triệu chứng cơ năng đa dạng.2.6. Hoang tưởng Thường gặp trong các trường hợp loạn thần cấp, kích động liên quan đến nội dunghoang tưởng, tùy vào nội dung mà kích động có tính chất nguy hiểm hay không. Trong tâmthần phân liệt, kích động xuất hiện đột ngột, khó lường trước, kích động không liên quan đếnngôn ngữ hoặc cảm xúc, nó thể hiện tính thiếu hoà hợp trong các hoạt động tâm thần củatâm thần phân liệt. Trong rối loạn hoang tưởng dai dẵng, bệnh nhân ít kích động, nếu có thìdo nội dung của hoang tưởng chi phối. 95 Bài Giảng Tâm Thần2.7. Do rối loạn tính cách Tính cách là một bộ phận của nhân cách, do rối loạn tính cách, chẳng hạn như trongtrường hợp nhân cách bệnh bùng nổ thì bệnh nhân thường có xu hướng nổ ra những cơn bạođộng khi yêu cầu của bệnh nhân không được thoả mãn.2.8. Bệnh thực thể Thường gặp trong các bệnh u não, xơ mạch não, kích động thường kèm theo rối loạný thức kiểu mê sảng, lú lẫn, căng trương lực. Ngoài ra kích động còn do các bệnh nhiễmtrùng, nhiễm độc như do viêm não - màng não, thương hàn, sốt rét, nhiễm độc rượu, matuý...3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG Tên lâm sàng kích động thường xuất hiện dưới hai hình thức, đó là cơn kích động vàtrạng thái kích động, mỗi nguyên nhân kích động cũng có những đặc thù riêng.3.1. Cơn kích động Cơn kích động có thời gian kéo dài ngắn, có thể xuất hiện trên nền tảng của bất kỳmột bệnh lý nào, nó ít liên quan đến các quá trình nội phát mà chủ yếu do các phản ứng tâmlý, ta có thể hiểu được nguyên nhân của cơn kích động. Cơn kích động thường xuất hiện ởnhững người dễ bị kích thích, không làm chủ được bản thân như do sa sút trí tuệ, chậm pháttriển trí tuệ, biến đổi nhân cách do động kinh. Cơn kích động có thể xuất hiện dưới dạngkích động giận dữ, kích động lo âu, cơn rối loạn vận động phân ly, cơn tăng thở ...3.2. Trạng thái kích động Là tình trạng kích động tương đối dài, do bệnh lý tâm thần gây ra, thường gặp trongcác bệnh loạn thần nội phát, gồm các loại sau: - Kích động hưng cảm: ngoài trạng thái kích động, tư duy và cảm xúc của bệnh nhânđều hưng phấn. - Kích động do hoang tưởng ảo giác chi phối: cường độ kích động tùy thuộc thay đổitheo nội dung và mức độ trầm trọng của hoang tưởng, ảo giác. - Kích động do tâm thần phân liệt: kích động có tính chất xung động, không lườngtrước được, thuờng do hoang tưởng, ảo giác chi phối. - Kích động căng trương lực: kích động đột ngột, vô nghĩa và định hình, các động táccứ lập đi lập lại không nhằm một mục đích nào cả. Ngoài ra trạng thái kích động còn gặp trong các bệnh loạn thần thực thể hoặc donhiễm độc (hay gặp là do rượu), bệnh nhân kích động trong trạng thái lú lẫn.4. XỬ TRÍ Xử trí kích động phải tuỳ từng nguyên nhân một, cho nên trước hết ta phải khám kỹ,hỏi bệnh sử một cách chi tiết để xác định nguyên nhân, sau đó mới có thái độ xử trí thíchhợp.4.1. Tâm lý liệu pháp Là phương pháp điều trị thích hợp cho kích động có căn nguyên tâm lý, trước hếtphải cho bệnh nhân vào viện, nếu ta thấy bệnh nhân không nguy hiểm thì cởi trói, tiếp xúcmột cách từ tốn, trấn an bệnh nhân, giải thích và giúp cho bệnh nhân thoát ra khỏi hoàn cảnhsang chấn, thông thường khi được vào viện và với sự hiện diện của thầy thuốc cũng đã gópphần giúp cho bệnh nhân cảm thấy yên tâm và bình tĩnh hơn. 96 Bài Giảng Tâm Thần Nếu bệnh nhân quá kích động ta phải sử dụng hoá liệu pháp ngay để cắt cơn kíchđộng, cho bệnh nhân vào phòng cách ly nếu xét thầy bệnh nhân có khả năng gây nguy hiểmcho ngườì khác.4.2. Hóa liệu pháp - Nếu có thể được, trước khi xử trí bằng thuốc ta phải khám kỹ nội khoa và thần kinhđể loại trừ chống chỉ định. Thuốc được sử dụng là các thuốc an thần kinh, thuốc bình thần,sự chọn lựa loại thuốc cũng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tâm thần: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản Bài Giảng Tâm Thần BÀI 3: KÍCH ĐỘNGMục tiêu học tập1. Định nghĩa được kích động.2. Biết được nguyên nhân kích động.3. Xử trí được bệnh nhân kích động.NỘI DUNG1. ĐỊNH NGHĨA Kích động tâm thần vận động là những hoạt động quá mức, lộn xộn, vượt quá mứcchịu đựng của người chung quanh, thường có tính chất phá hoại, nguy hiểm, do bệnh lý tâmthần gây ra. Ta phải phân biệt những hoạt động quá mức trong một số lễ hội, xét trong mộtbối cảnh văn hoá nhất định thì không được xem là kích động.2. NGUYÊN NHÂN KÍCH ĐỘNG Kích động có thể do những nguyên nhân sau:2.1. Lú lẫn Kích động lộn xộn do bệnh nhân bị rối loạn năng lực định hướng.2.2. Lo âu Có thể gây ra những cơn kích động dữ dội do bệnh nhân bị căng thẳng quá mức,nhưng không gây nguy hiểm, đánh người.2.3. Sa sút trí tuệ Do bị sa sút trí tuệ làm bệnh nhân mất tự chủ, bệnh nhân hay bỏ đi lang thang, cónhững cơn kích động có thể đánh người nhưng không gây nguy hiểm lắm.2.4. Rối loạn cảm xúc Cả hai hội chứng hưng cảm lẫn trầm cảm đều có thể gây kích động. - Trầm cảm thường ít gây ra kích động, cường độ không mạnh, kích động có liênquan đến mức độ lo âu, có khi do tác dụng giải ức chế của thuốc chống trầm cảm. - Hưng cảm: rất hay gây kích động, bệnh nhân hoa tay múa chân, nói hổ lốn, la hét, ítngủ, không cảm thấy mệt mỏi, khoái cảm, nhưng ít khi đánh người, kích động không đápứng với các thuốc giải lo âu mà chỉ đáp ứng với các thuốc an thần kinh.2.5. Do căn nguyên tâm lý Kích động do bệnh nhân phản ứng lại các sang chấn tâm lý, trong những trường hợpnầy bệnh nhân không mất tự chủ, còn thích nghi tốt với thực tế, đáp ứng tốt với các thuốcgiải lo âu. Trong kích động hysterie thường mang màu sắc cảm xúc, điệu bộ và kèm theonhiều triệu chứng cơ năng đa dạng.2.6. Hoang tưởng Thường gặp trong các trường hợp loạn thần cấp, kích động liên quan đến nội dunghoang tưởng, tùy vào nội dung mà kích động có tính chất nguy hiểm hay không. Trong tâmthần phân liệt, kích động xuất hiện đột ngột, khó lường trước, kích động không liên quan đếnngôn ngữ hoặc cảm xúc, nó thể hiện tính thiếu hoà hợp trong các hoạt động tâm thần củatâm thần phân liệt. Trong rối loạn hoang tưởng dai dẵng, bệnh nhân ít kích động, nếu có thìdo nội dung của hoang tưởng chi phối. 95 Bài Giảng Tâm Thần2.7. Do rối loạn tính cách Tính cách là một bộ phận của nhân cách, do rối loạn tính cách, chẳng hạn như trongtrường hợp nhân cách bệnh bùng nổ thì bệnh nhân thường có xu hướng nổ ra những cơn bạođộng khi yêu cầu của bệnh nhân không được thoả mãn.2.8. Bệnh thực thể Thường gặp trong các bệnh u não, xơ mạch não, kích động thường kèm theo rối loạný thức kiểu mê sảng, lú lẫn, căng trương lực. Ngoài ra kích động còn do các bệnh nhiễmtrùng, nhiễm độc như do viêm não - màng não, thương hàn, sốt rét, nhiễm độc rượu, matuý...3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG Tên lâm sàng kích động thường xuất hiện dưới hai hình thức, đó là cơn kích động vàtrạng thái kích động, mỗi nguyên nhân kích động cũng có những đặc thù riêng.3.1. Cơn kích động Cơn kích động có thời gian kéo dài ngắn, có thể xuất hiện trên nền tảng của bất kỳmột bệnh lý nào, nó ít liên quan đến các quá trình nội phát mà chủ yếu do các phản ứng tâmlý, ta có thể hiểu được nguyên nhân của cơn kích động. Cơn kích động thường xuất hiện ởnhững người dễ bị kích thích, không làm chủ được bản thân như do sa sút trí tuệ, chậm pháttriển trí tuệ, biến đổi nhân cách do động kinh. Cơn kích động có thể xuất hiện dưới dạngkích động giận dữ, kích động lo âu, cơn rối loạn vận động phân ly, cơn tăng thở ...3.2. Trạng thái kích động Là tình trạng kích động tương đối dài, do bệnh lý tâm thần gây ra, thường gặp trongcác bệnh loạn thần nội phát, gồm các loại sau: - Kích động hưng cảm: ngoài trạng thái kích động, tư duy và cảm xúc của bệnh nhânđều hưng phấn. - Kích động do hoang tưởng ảo giác chi phối: cường độ kích động tùy thuộc thay đổitheo nội dung và mức độ trầm trọng của hoang tưởng, ảo giác. - Kích động do tâm thần phân liệt: kích động có tính chất xung động, không lườngtrước được, thuờng do hoang tưởng, ảo giác chi phối. - Kích động căng trương lực: kích động đột ngột, vô nghĩa và định hình, các động táccứ lập đi lập lại không nhằm một mục đích nào cả. Ngoài ra trạng thái kích động còn gặp trong các bệnh loạn thần thực thể hoặc donhiễm độc (hay gặp là do rượu), bệnh nhân kích động trong trạng thái lú lẫn.4. XỬ TRÍ Xử trí kích động phải tuỳ từng nguyên nhân một, cho nên trước hết ta phải khám kỹ,hỏi bệnh sử một cách chi tiết để xác định nguyên nhân, sau đó mới có thái độ xử trí thíchhợp.4.1. Tâm lý liệu pháp Là phương pháp điều trị thích hợp cho kích động có căn nguyên tâm lý, trước hếtphải cho bệnh nhân vào viện, nếu ta thấy bệnh nhân không nguy hiểm thì cởi trói, tiếp xúcmột cách từ tốn, trấn an bệnh nhân, giải thích và giúp cho bệnh nhân thoát ra khỏi hoàn cảnhsang chấn, thông thường khi được vào viện và với sự hiện diện của thầy thuốc cũng đã gópphần giúp cho bệnh nhân cảm thấy yên tâm và bình tĩnh hơn. 96 Bài Giảng Tâm Thần Nếu bệnh nhân quá kích động ta phải sử dụng hoá liệu pháp ngay để cắt cơn kíchđộng, cho bệnh nhân vào phòng cách ly nếu xét thầy bệnh nhân có khả năng gây nguy hiểmcho ngườì khác.4.2. Hóa liệu pháp - Nếu có thể được, trước khi xử trí bằng thuốc ta phải khám kỹ nội khoa và thần kinhđể loại trừ chống chỉ định. Thuốc được sử dụng là các thuốc an thần kinh, thuốc bình thần,sự chọn lựa loại thuốc cũng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Tâm thần Bệnh tâm thần Kích động tâm thần vận động Rối loạn cảm xúc Rối loạn lo âu Rối loạn ám ảnh cưỡng bức Rối loạn phân ly Suy nhược thần kinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 173 0 0
-
7 trang 76 0 0
-
Giáo trình Tâm lí học dị thường và lâm sàng: Phần 2 - Paul Bennet
277 trang 51 0 0 -
Tâm lý học ứng dụng trị liệu: Phần 2
165 trang 35 0 0 -
Đặc điểm nhân cách bệnh của co giật chức năng
6 trang 28 0 0 -
CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN (Kỳ 1)
5 trang 26 0 0 -
Giáo trình Tâm thần học: Phần 2
81 trang 26 0 0 -
117 trang 26 0 0
-
rau xanh chữa bệnh: phần 1 - nxb phụ nữ
87 trang 25 0 0 -
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Phần 1
43 trang 25 0 0