Danh mục

Bài giảng Thống kê kinh doanh: Chương 6 - Phạm Văn Minh

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.96 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Thống kê kinh doanh: Chương 6 Kiểm định giả thuyết thống kê, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Bài toán kiểm định; Kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể; Kiểm định giả thuyết về tỷ lệ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thống kê kinh doanh: Chương 6 - Phạm Văn Minh (Business Statistics) Chương 6.Kiểm định giả thuyết thống kê 1CHƯƠNG VI. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊVI.1. Bài toán kiểm địnhVI.2. Kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thểVI.3. Kiểm định giả thuyết về tỷ lệ 2VI.1. BÀI TOÁN KIỂM ĐỊNH1. Khái niệm Các đặc trưng của mẫu ngoài việc sử dụng để ước lượng các đặc trưng của tổng thể còn được dùng để đánh giá xem một giả thuyết nào đó của tổng thể là đúng hay sai. Việc tìm ra kết luận để bác bỏ hay chấp nhận một giả thuyết được gọi là kiểm định giả thuyết. Ví dụ 6.1. Một nhà sản xuất cho rằng khối lượng trung bình của một gói mì là 75 gam. Để kiểm tra điều này đúng hay sai, chọn ngẫu nhiên một số gói mì để kiểm tra và tính toán. Ví dụ 6.2. Một xí nghiệp cho rằng tỉ lệ phế phẩm trong kho hàng là 5%. Để kiểm tra điều này đúng hay sai, chọn ngẫu nhiên một số sản phẩm để kiểm tra. 32. Giả thuyết H0 và giả thuyết H1 Giả sử tổng thể có đặc trưng θ chưa biết. Với giá trị cụ thể θ0 cho trước nào đó, ta cần kiểm định giả thuyết H0: θ = θ0 Giả thuyết H1 là kết quả ngược lại của giả thuyết H0. Nếu H1 đúng thì H0 sai và ngược lại. H1 còn được gọi là giả thuyết đối (đối thuyết). Vậy cặp giả thuyết H0 và H1 được thể hiện trong trường hợp kiểm định sau đây H0: θ = θ0; H1: θ ≠ θ0 Ví dụ 6.3. Ở Ví dụ 6.1 ta có thể đặt giả thuyết: H0: θ = 75; H1: θ ≠ 75 43. Sai lầm loại một, sai lầm loại hai Vì chỉ dựa trên một mẫu để kết luận các giá trị của tổng thể nên ta có thể phạm sai lầm khi đưa ra kết luận về giả thuyết H0. Các sai lầm đó là: a) Sai lầm loại một: Giả thuyết H0 đúng nhưng ta bác bỏ nó. b) Sai lầm loại hai: Giả thuyết H0 sai nhưng ta chấp nhận nó. Khi kiểm định, người ta mong muốn khả năng mắc sai lầm loại một không vượt quá một số α cho trước, nghĩa là xác suất bác bỏ H0 khi nó đúng là α thì xác suất chấp nhận nó là 1–α. Ta gọi α là mức ý nghĩa của kiểm định. Trong một bài toán kiểm định, nếu khả năng phạm sai lầm loại một giảm thì khả năng phạm sai lầm loại hai lại tăng lên. Do đó người ta thường chọn α trong khoảng từ 1% đến 10%. 54. Giá trị p (p-value) Giả sử khi kiểm định một giả thuyết H0 nào đó, ta đã kết luận bác bỏ nó ở mức ý nghĩa 10%. Khi đó ta cũng có thể bác bỏ ở mức ý nghĩa cao hơn, chẳng hạn, 12%, 15%. Vấn đề đặt ra là liệu có thể bác bỏ ở mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%? Nói cách khác, ta cần xác định mức ý nghĩa nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ. Mức ý nghĩa nhỏ nhất đó gọi là giá trị p. Giá trị p được xem như một “mức ý nghĩa tiêu chuẩn/chính xác”, gắn liền với từng trường hợp cụ thể. Do vậy, thay vì định trước mức ý nghĩa α, người ta thường xác định giá trị p. (Khi việc tính toán được thực hiện bằng các chương trình xử lí dữ liệu thì kết quả tính được bằng máy tính luôn thể hiện giá trị p). 6 VI.1. BÀI TOÁN KIỂM ĐỊNH Ví dụ 6.4. Một hãng sản xuất lốp xe ô tô tuyên bố sản phẩm của hãng có thể sử dụng 100.000 km, độ lệch tiêu chuẩn bằng 12.000 km. Một công ty vận tải mua 64 lốp xe, sau một thời gian sử dụng thấy độ bền trung bình là 98.500 km. a) Hãy phát biểu giả thuyết H0, H1? b) Sai lầm loại I trong bài toán này là gì? Hãy nêu một hậu quả có thể của sai lầm này? c) Sai lầm loại II trong bài toán này là gì? Hãy nêu một hậu quả có thể của sai lầm này? 75. Các bước cần thực hiện trong bài toán kiểm định giả thuyếtMột bài toán kiểm định giả thuyết bao gồm 5 bước sau đây: Bước 1. Thiết lập giả thuyết H0 và H1. Bước 2. Tính giá trị kiểm định. (Mỗi loại kiểm định có công thức riêng nhằm đánh giá giả thuyết.) Bước 3. Chọn mức ý nghĩa α và xác định miền bác bỏ giả thuyết (nếu giá trị kiểm định nằm trong miền này thì H0 bị bác bỏ). Bước 4. Đưa ra kết luận về mặt thống kê, nghĩa là ở một mức ý nghĩa α nào đó ta sẽ bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0. Bước 5. Kết luận cuối cùng về nội dung bài toán nhằm trả lời một cách rõ ràng câu hỏi mà bài toán đặt ra (không dùng thuật ngữ thống kê). 8VI.2. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VỀ TRUNG BÌNH CỦA TỔNG THỂ1. Bài toán kiểm định trung bình trên một mẫu Giả sử ta có một mẫu gồm n quan sát được chọn từ tổng thể. Gọi lần lượt là trung bình, phương sai của tổng thể; trung bình, phương sai mẫu hiệu chỉnh. Ta cần kiểm định giả thuyết: là một giá trị cụ thể với mức ý nghĩa α cho trước. Khi đó việc kiểm định được thực hiện như sau: 91. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: