Danh mục

Bài giảng Thực hành sinh học đại cương

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.50 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Thực hành sinh học đại cương được biên soạn gồm các nội dung chính sau: cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi; cách làm tiêu bản tạm thời; quan sát hình thái, cấu trúc tế bào; quan sát một số bào quan trong tế bào; sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thực hành sinh học đại cương Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài 1: CẤU TẠO, CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI; CÁCH LÀM TIÊU BẢN TẠM THỜI MỤC TIÊU Học xong bài này sinh viên phải:- Trình bày được các bộ phận cơ bản của kính hiển vi.- Sử dụng và bảo quản được kính hiển vi đúng kỹ thuật. 1. Dụng cụ- Kính hiển vi quang học : 10 kính- Tiêu bản cố định : 10 tiêu bản 2. Nội dung a. Cấu tạo của kính hiển vi Kính hiển vi có hệ thống 2 thấu kính hội tụ. Mỗi hệ thống hoạt động như một kínhlúp. Kính lúp quay về phía vật quan sát gọi là vật kính. Kính lúp dùng để nhìn gọi làthị kính. Cấu tạo một kính hiển vi gồm 2 bộ phận chính là bộ phận cơ học và bộ phận quanghọc. Bộ phận cơ học- Đế kính (chân kính), là giá đỡ của kính, có hình chữ nhật, hình tròn hoặc hìnhmóng ngựa tùy nước sản xuất.- Thân kính (tay cầm kính) gắn vào chân kính và có mang mâm kính.- Mâm kính (bàn kính) được gắn vào thân kính, thường hình vuông, ở giữa có mộtlỗ tròn để ánh sáng đi qua. Trên mâm kính có hệ thống xe đẩy tiêu bản gồm bộ phận kẹptiêu bản và bộ phận đẩy tiêu bản nhờ ốc điều khiển gắn dưới mâm kính hoặc cùng mặtphẳng. Mâm kính là nơi đặt tiêu bản để quan sát. Ốc điều khiển đưa xe đẩy di chuyếntheo hướng phải, trái và trước, sau.- Ốc di chuyển mâm kính lên xuống, được gắn với thân kính. Ốc lớn gọi là ốc sơcấp (hay ốc vĩ cấp), ốc nhỏ nằm chồng lên ốc lớn gọi là ốc thứ cấp (hay vi cấp). Ốc lớncó tác dụng nâng và hạ mâm kính để nhìn rõ mẫu vật. ốc thứ cấp thường dùng để điềuchỉnh độ nét của mẫu.- Mâm xoay là nơi gắn các vật kính, có thể xoay cùng chiều hoặc ngược chiều kimđồng hồ.- Ống kính, gắn với đầu trên của thân kính và mang thị kính. Bộ phận quang học, gồm 4 phần: Gương cầu lõm hoặc bóng đèn điện, hộp tụ quang,vật kính và thị kính.- Gương cầu lõm gắn ở chân kính, có hai mặt là mặt phẳng và mặt lõm. Mặt phẳngsử dụng trong điều kiện ánh sáng tốt; Mặt lõm sử dụng trong điều kiện ánh sáng yếu. 1 Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh họcNếu không có gương thì kính sẽ có bóng đèn điện gắn vào chân kính và hướng lên mâmkính. - Hộp tụ quang là một hệ thống thấu kính có tác dụng hội tụ ánh sáng để soi mẫu,nằm dưới mâm kính, có cần gạt và ốc nâng hay hạ tụ quang.- Vật kính là một hệ thống thấu kính gắn ở mâm xoay, thường có 4 loại vật kínhvới độ phóng đại khác nhau như vật kính 4;10; 40; 100.- Thị kính lắp vào ống kính, thường có độ phóng đại là 10. Độ phóng đại của kính = [Độ phóng đại của thị kính] × [Độ phóng đại của vật kính] Hình 1: Cấu tạo kính hiển vi b. Cách sử dụng kính hiển vi Bước 1: Lấy ánh sáng Đối với kính hiển vi có nguồn sáng là đèn điện thì tiến hành để kính vào vị trí quan sát,cắm nguồn điện, bật công tắc đèn, điều chỉnh độ sáng của bóng đèn. Đối với kính hiển vi lấy nguồn sáng tự nhiên thì tiến hành để kính vào vị trí quan sát,quay vật kính vào vị trí quan sát cho đến lúc nghe tiếng “kích” nhỏ là được. Sau đó, mởhết chắn sáng của tụ quang, hướng mặt lõm của gương về phía nguồn sáng. Mắt tráinhìn vào thị kính, mắt phải vẫn mở lớn, dùng tay di chuyển tấm gương chiếu cho đếnlúc thấy trường kính sáng đều và sáng nhất là được. Bước 2 Đặt tiêu bản vào mâm kính sao cho mặt có gắn mẫu vật quay lên trên. Một tay ấn lẫyđế mở kẹp tiêu bản, một tay đưa tiêu bản vào góc xe đẩy, thả cần lẫy để giữ chặt tiêubản. Điều chỉnh xe đẩy để mẫu vật ở giữa lỗ tròn của mâm kính (nằm trong vùng đượcchiếu sáng). 2 Bài giảng: Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bước 3. Quan sát Phải theo trình tự quan sát ở vật kính nhỏ rồi quan sát ở vật kính lớn. Trong các bàithực hành sinh học đại cương, thường bắt đầu quan sát ở vật kính 10 rồi quan sát ở vậtkính 40.- Quan sát ở vật kính 10: Để mắt vào thị kính, tay vặn ốc lớn, nâng từ từ mâmkính đến khi thấy mẫu vật là được. Khi đã thấy mẫu vật, muốn nhìn mẫu rõ nét hơn tasử dụng ốc nhỏ, tay vặn ốc nhỏ lên hoặc xuống đến khi thấy mẫu rõ nét là được.- Quan sát ở vật kính 40: Từ vật kính 10, muốn tăng độ phóng đại, phải giữnguyên vị trí của mâm kính, xoay vật kính 40 vào vị trí quan sát. Sau đó chỉ được phépsử dụng ốc nhỏ để điều chỉnh thấy rõ tiêu bản. Chú ý: Không dùng ốc lớn vì vật kínhcó thể đâm vỡ tiêu bản.- Quan sát ở vật kính 100 (vật kính dầu): Khi đã quan sát xong ở vật kính 40,muốn nhìn mẫu vật ở độ phóng đại lớn hơn thì xoay vật kính 40 ra khỏi vị trí quan sát,nhỏ một giọt dầu serd (set) lên tiêu bản, rồi xoay vật kính 100 vào vị trí quan sát. Chỉđược sử dụng ốc vi cấp để nhìn r ...

Tài liệu được xem nhiều: