Bài giảng Thực tập Sinh lý bệnh - Miễn dịch được biên soạn với mục tiêu nhằm cung cấp cho sinh viên các khái niệm, biểu hiện, diễn biến và cơ chế bệnh sinh của sốc chấn thương thực nghiệm bệnh nguyên - bệnh sinh - phương pháp thực nghiệm; sốc mất máu; rối loạn miễn dịch; rối loạn chuyển hóa muối nước; rối loạn hô hấp; rối loạn tiêu hóa gan mật;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thực tập Sinh lý bệnh - Miễn dịch - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017) BÀI GIẢNG THỰC TẬPSINH LÝ BỆNH – MIỄN DỊCH ĐƠN VỊ BIÊN SOẠN: KHOA Y GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN: BS. HUỲNH TRUNG TÍN LƢU HÀNH NỘI BỘ Hậu Giang, 2017 MỤC LỤCBÀI 1. SỐC CHẤN THƢƠNG THỰC NGHIỆMBỆNH NGUYÊN-BỆNH SINH-PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ................ 1BÀI 2. SỐC MẤT MÁU ....................................................................................... 8BÀI 3. RỐI LOẠN MIỄN DỊCH ........................................................................ 12Bài 4. RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA MUỐI NƢỚC ........................................... 18Bài 5. RỐI LOẠN HÔ HẤP ............................................................................... 24Bài 6. RỐI LOẠN TIÊU HÓA GAN MẬT....................................................... 29Bài 7. RỐI LOẠN TIẾT NIỆUSHOCK TRUYỀN MÁU KHÁC LOÀI ............................................................ 33BÀI 8. PHÂN TÍCH CÔNG THỨC MÁU......................................................... 38 BÀI 1. SỐC CHẤN THƢƠNG THỰC NGHIỆMBỆNH NGUYÊN-BỆNH SINH-PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆMMỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Hiểu được các khái niệm cơ bản về bệnh nguyên – bệnh sinh và phương pháp thực nghiệm từ mô hình bệnh lý 2. Nắm được biểu hiện và diễn biến các giai đoạn của sốc chấn thương. 3. Trình bày được cơ chế bệnh sinh, vòng xoắn bệnh lý của sốc chấn thương thực nghiệm và giải thích cơ chế 4. Liên hệ ý nghĩa thực tiễn lâm sàng về sốc chấn thươngNỘI DUNG THỰC TẬPI. MÔ HÌNH SỐC CHẤN THƢƠNG THỰC NGHIỆM1.1. Chuẩn bị:- Súc vật: + Chó: 8-10 kg, được bộc lộ khí quản (đo biên độ, tần số hô hấp), độngmạch cảnh (đo áp lực mạch máu trung tâm), thần kinh đùi (kích thích điện), tĩnhmạch đùi (đo tốc độ dòng máu chảy, tiêm adrenaline cấp cứu), niệu quản (đo tốcđộ bài niệu). + Thỏ 2-3 kg- Hóa chất: Lidocain, Strychnine, Lobeline, Adrenalin 1/10000, NaCl 0,9%,Citrate 4%.- Máy móc, thiết bị: Hệ thống trục quay Kymograph, máy kích thích điện mộtchiều, hệ thống Manomete thủy ngân, bộ phận ghi hô hấp bằng trống Marey,dụng cụ mổ (bộ tiểu phẫu).- Các dụng cụ gây chấn thương, vồ gỗ.1.2. Tiến hành mô hình sốc chấn thương thực nghiệmThì 1: Bộc lộ các vị trí cần lấy chỉ tiêuTrên một con chó khỏe mạnh không gây mê, cố định trên bàn mổ, được- Bộc lộ khí quản (đo biên độ, tần số hô hấp)- Bộc lộ động mạch cảnh (đo áp lực mạch máu trung tâm) 1- Bộc lộ thần kinh đùi (kích thích điện)- Bộc lộ tĩnh mạch đùi (đo tốc độ dòng máu chảy, tiêm adrenalin cấp cứu), niệuquản (đo tốc độ bài niệu).Thì 2: Lấy các chỉ tiêu trước thí nghiệm. Có 7 chỉ tiêu sau: Huyết áp (mmHg), mạch (lần/phút), hô hấp (lần/phút),nước tiểu (số giọt/phút), đáp ứng với kích thích đau, tốc độ tuần hoàn (Hct),toàn trạng. Cách lấy các chỉ tiêu như sau:- Huyết áp: đọc trực tiếp trên huyết áp kế thủy ngân hoặc đọc trên băng.- Mạch: đếm và theo dõi mạch bẹn ở đùi chó trong 1 phút.- Hô hấp: theo dõi tần số và biên độ hô hấp ở ngực chó hoặc ở trên băng ghi.- Xác định khả năng đáp ứng của mạch đối với Adrenalin: bằng cách tiêm 1mlAdrenalin 1/10.000 vào tĩnh mạch đùi chó và theo dõi chỉ số huyết áp.- Đánh giá tốc độ tuần hoàn bằng Lobeline: tiêm 1ml Lobeline 1% vào tĩnhmạch đùi chó và theo dõi sự thay đổi hô hấp của chó.- Tìm ngưỡng kích thích điện: dùng dòng điện một chiều để kích thích vào thầnkinh đùi của chó, tìm ngưỡng đáp ứng với kích thích điện của thần kinh đùi chó.- Quan sát toàn trạng của chó.Thì 3: Gây shock- Lần 1: vồ gỗ 700g đập mạnh và liên tục vào phần mềm mặt trong đùi sau củachó (tránh gãy xương, tránh làm rách da chảy máu ra ngoài). Theo dõi biểu hiệncủa chó trong quá trình đập, khi huyết áp đạt tối đa thì dừng lại lấy các chỉ tiêuthí nghiệm lần 1.- Lần 2: tiếp tục đập đến khi huyết áp giảm xuống còn khoảng 40-60 mmHg thìdừng lại lấy các chỉ tiêu thí nghiệm lần 2.- Sau đó tiếp tục đập đến khi huyết áp xuống đến 20 mmHg thì ngừng lại, quansát và mổ chó.Thì 4: Mổ súc vật- Mổ ở dập nát ở đùi chó: quan sát tình trạng tổn thương tại ổ dập nát gồmlượng máu chảy ra từ ổ dập nát, tình trạng dập nát cơ đùi và tính khu trú của ổdập nát. 2 - Mổ bụng chó: quan sát hệ mạch máu trong ổ bụng (gồm động mạch, tĩnh mạch chủ bụng, hệ thống mạch máu mạc treo ruột) và quan sát các nội tạng (gồm gan, lách, thận, ruột). Khi quan sát chú ý về màu sắc, kích thước và độ tưới máu của nội tạng. 1.3. Quan sát hiện tượng và phân tích kết quả: Thời gian Chỉ tiêu Mạch Huyết áp Hô hấp Đáp ứng Ngưỡng kích Toàn tác dụng ...