Danh mục

Giáo trình Ngoại y học hiện đại: Phần 2

Số trang: 154      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.44 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của giáo trình "Ngoại y học hiện đại" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: bệnh học ngoại y học hiện đại; chạm thương bụng; chấn thương và vết thương ngực; chấn thương và vết thương sọ não; đại cương bỏng; sốc chấn thương; sỏi mật và các biến chứng của sỏi ống mật chủ; viêm tụy cấp; sỏi hệ tiết niệu; viêm ruột thừa cấp; thủng ổ loét dạ dày - tá tràng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Ngoại y học hiện đại: Phần 2HỌC VIỆN Y - DƯỢC HỌC cổ TRUYỂN VIỆT NAM Bộ Môn Ngoại PHẦN II: BỆNH HỌC NGOẠI YHHĐ ĐỐI TƯỢNG : SINH VIÊN Y3 (Lưu hành nội bộ) CHẠM THƯƠNG BỤNGI. Mục tiêu: 1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học của chấh thương bụng 2. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng, cân lâm sàng của chấn thương bụng 3. Trình bày được các nguyên tắc điều trị.II. Nội dung: 1. Đại cương: Chạm thương bụng là tình trạng tổn thương bụng do chấn thương nhưng khôngcó sự thông thương giữa ổ bụng với môi trường bên ngoài: tổn thương có thể ở thànhbụng đơn thuần, có thể có tổn thương các tạng bên trong ổ bụng như gan, lách,ruột.... Đây là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp. Chẩn đoán được tình trạng có haykhông có các thương tổn trong ổ bụng là rất quan trọng. Nếu không được chẩn đoánvà xử trí kịp thời thì tiên lượng thường xấu. Nhất là trường hợp chấn thương nặnghoặc bệnh nhân bị đa chấn thương. - Mức độ hay gặp của một số loại tổn thương như sau : + Lách: 50% + Ruột non: 12% +Tuỵ: 5% + Gan : 25% + Ruột già: 8,5% + Tá tràng: 3% + Thận : 10% + Dạ dày : 4% + Bàng quang : 3% 2. Nguyên nhân : Dựa vào tác nhân hoặc cường độ của sang chấn để chẩn đoán tạng tổn thươngchưa đủ. Sang chấn mạnh gây tổn thương nặng nề trong ổ bụng. Song cường độ sangchẩn nhẹ cũng có thể gây tổn thương các tạng trong ổ bụng kèm theo. 2.1. Chạm thương do va chạm: Như ngã trên cao xuống đập Ohem vào vật cứng ở dưới đất (tưòng đá, khúc gỗ)hoặc bệnh nhấn bị đấm, đá vào Ohem đấy là tác nhân do va chạm. 2.2. Do bị đè ép: Thường gặp trong tai nạn giao thông, đổ nhà, sập hầm lò... 3. Tổn thương giải phẫu bệnh lý: 3.1.Tổn thương tại thành ũhem: Có nhiều hình thái thương tổn ở thành Ohem như các vết xây xát và rách da;đụng dập , tụ máu các cơ thành Ohem, có thể rách cân ở thành Dhem trước gây ra sổũhem. Đặc điểm chung các thương tổn là không có sự thông thương giữa khoangữhem với bên ngoài. 3.2. Tổn thương các tạng trong ổ bụng: 3.2.1. Tạng đặc: Thương tổn tạng đặc như vỡ gan, vỡ lách gây chảy máu ồ ạt vào trong ổ bụng,gây triệu chứng mất máu cấp, nhưng cũng có thể mất máu không ổ ạt vì đường vỡnhỏ hoặc vỡ dưới bao. Chạm thương giữa bụng có thể gây tổn thương tuỵ cũng gâychảy máu trong ổ bụng. 3.2.2. Tạng rỗng: Chấn thương có thể gây dập, vỡ hoặc thủng, rách các tạng rỗng (dạ dày, tátràng, ruột non, đại tràng, bàng quang, túi mật) - dịch tiêu hoá, phân, dịch mật hoặcnước tiểu sẽ vào ổ bụng , biểu hiện hội chứng viêm phúc mạc cấp. 3.2.3. Cố thể có tổn thương phối hợp: Nhiều cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương : Chấn thương sọ não, cột sống,lồng ngực, bụng gãy xương các chi hoặc xương chậu, tổn thương mạch máu lớn .... 4. Biểu hiện lâm sàng chung: 4.1. Hỏi kỹ bệnh nhân hoặc người nhà khi bệnh nhân đến viện: Hỏi kỹ để biết về thời điểm, tác nhân, cơ chế chấn thương và các triệu chứngxuất hiện sau chấn chấn thương: Đau bụng, đau vùng hạ sườn, nôn, đái máu,tìnhtrạng tri giác v.v... xuất hiện sau chấn thương. 4.2. Các biểu hiện lâm sàng có thể phát hiện sau thăm khám: 4.2.1. Sốc: Sốc xảy ra sau chấn thương vào bụng có thể do đau nhiều hoặc do mất mấu máucấp. Nếu sau hồi sức tích cực vẫn không kết quả thì thường là do chảy máu trong. Biểu hiện lâm sàng: Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mũi và đầu chi lạnh, thởnhanh nông, mạch nhanh, huyết áp động mạch thấp, kích thích vật vã, sợ hãi lo lắnghoặc ngược lại: chậm chạp, thờ ơ với ngoại cảnh, mắt mở nhìn về nơi xa xăm. 4.2.2. Chảy máu trong: Thường phải nghĩ đến có tình trạng chảy máu trong ổ bụng khi: - Khi điều trị sốc bệnh nhân có tốt lên, sau đó lại biểu hiện dấu hiệu sốc lại. - Khi vào viện không có sốc nhưng sau vài giờ thì thấy sốc xuất hiện. - Đau bụng lan xa nơi chạm thương, lan khắp bụng - Bung chướng, cổ cảm ứng phúc mạc, gõ đục 2 hố chậu. - Thăm trực tràng Douglas phồng và đau. - Số lượng HC, tỷ lệ HST và hématocrite giảm . - XQ : ổ bụng mờ vùng thấp. - Chọc dò ổ bụng có máu không đông. 4.2.3. Viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng: - Đau Ohem ngay sau chấn thương, đau tự nhiên, đau nhiều liên tục lan toảkhắp bụng, đau tăng lên khi thay đổi tư thế. - Nôn: Do kích thích phúc mạc bệnh nhân nôn, có bệnh nhân chỉ buồn nôn, cóbệnh nhân nôn ra máu nếu tổn thương ở dạ dày - tá tràng - Co cứng thành bụng: mới thủng bệnh nhân đến khám thấy hiện tượng co cứngthành bụng, nếu đến muộn có dấu hiệu cảm ứng phúc mạc rõ. - Bí trung và đại tiện - Bụng chướng dần lên. - T.R có “tiếng kêu Douglas” - Thường bệnh nhân nằm co con tôm (Mondor) - Chụp Ohem không chuẩn bị thấy có liềm hơi dưói cơ hoành một hoặc 2 bên. 5. Chẩn đoán tạng tổn thương: 5.1. Vỡ lách: - Chấn thương vùng hạ sườn trái, đáy ngực trái, thường có tổn thư ...

Tài liệu được xem nhiều: