Danh mục

Bài giảng Thực vật dược: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.48 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của tập bài giảng Thực vật dược cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: hình thái - giải phẫu thực vật; tế bào thực vật; mô thực vật; cơ quan dinh dưỡng của thực vật bậc cao; sự sinh sản và cơ quan sinh sản của thực vật bậc cao;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thực vật dược: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường ToảnTRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA DƯỢC  BÀI GIẢNG MÔN HỌCTHỰC VẬT DƯỢC Đơn vị biên soạn: KHOA DƯỢC Hậu Giang – Năm 2013 PHẦN 1 HÌNH THÁI - GIẢI PHẪU THỰC VẬT Chương1 TẾ BÀO THỰC VẬT1. KHÁI NIỆM TẾ BÀO Từ “tế bào” xuất phát từ tiếng La tinh cellula có nghĩa là phòng (buồng). Từ này được sửdụng đầu tiên năm 1665 bởi nhà thực vật học người Anh Robert Hooke, khi ông dùng kính hiển viquang học tự tạo để quan sát mảnh nút chai thấy có nhiều lỗ nhỏ giống hình tổ ong được ông gọi làtế bào. Thực ra R. Hooke quan sát vách tế bào thực vật đã chết. Thế giới thực vật tuy rất đa dạng nhưng chúng đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơnvị cơ bản về cấu trúc cũng như chức năng (sinh trưởng, vận động, trao đổi chất, các quá trìnhsinh hoá, sinh sản) của cơ thể thực vật. Những thực vật cơ thể chỉ có một tế bào gọi là thựcvật đơn bào. Những thực vật cơ thể gồm nhiều tế bào tập hợp lại một cách có tổ chức chặt chẽ gọilà thực vật đa bào.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TẾ BÀO Tế bào có kích thước rất nhỏ bé và có cấu trúc phức tạp nên khó nhìn thấy bằng mắt thường.Vì thế, muốn khảo sát các bào quan, các cấu trúc phân tử và các chức năng của các thành phầncủa tế bào cần có phương pháp phù hợp cho từng đối tượng. Khoa học càng phát triển, càng cónhiều phương pháp, công cụ khác nhau được sử dụng để nghiên cứu tế bào, giúp hiểu sâu hơncác hoạt động sống. Trong giáo trình này, chúng tôi chỉ đề cập đến các nguyên tắc của một sốphương pháp cơ bản.2.1. Phương pháp quan sát tế bào Tế bào có kích thước rất nhỏ và độ chiết quang của các thành phần trong tế bào lại xấpxỉ nhau nên nhiệm vụ của mọi phương pháp hiển vi đều phải giải quyết hai vấn đề:– Phóng đại các vật thể cần quan sát.– Tăng độ chiết quang của các thành phần tế bào khác nhau bằng các công cụ quang học hoặc bằngphương pháp định hình và nhuộm...2.1.1. Kính hiển vi quang học Độ phóng đại của kính hiển vi quang học từ vài chục đến vài nghìn lần (cỡ 2000 lần) chophép quan sát các tế bào, các mảnh cắt mô. Ảnh trong kính hiển vi thu được nhờ độ hấp phụánh sáng khác nhau của các cấu trúc khác nhau trong mẫu vật quan sát. Với kính hiển vi quanghọc, ta có thể quan sát tế bào sống và tế bào sau khi nhuộm. Quan sát tế bào sống Phải đặt tế bào trong các môi trường lỏng giống hay gần giống môi trường sống tự nhiên củanó, như vậy cấu trúc của tế bào không bị biến đổi. Đối với tế bào sống, để phân biệt được các chitiết cấu tạo hiển vi có thể sử dụng kính hiển vi nền đen, kính hiển vi đối pha, kính hiển vi huỳnhquang... để quan sát. Có thể nhuộm tế bào sống để tăng độ chiết quang của các thành phần khácnhau trong tế bào. Các phẩm nhuộm sống thường dùng là: đỏ trung tính, lam cresyl (nồngđộ 1/5000 hoặc 1/10000) để nhuộm không bào; xanh Janus, tím metyl nhuộm ty thể; rodaminnhuộm lục lạp; tím thược dược nhuộm nhân… Quan sát tế bào đã được định hình và nhuộm Định hình là làm cho tế bào chết một cách đột ngột để cho hình dạng, cấu tạo tế bào khôngthay đổi. Tuy nhiên, các phương pháp định hình cũng gây nên ít nhiều biến đổi như: một số vật thểtrong tế bào bị co lại hoặc phồng lên, bào tương bị đông, mô bị cứng…Để định hình, người tathường dùng các yếu tố vật lý như sức nóng hay đông lạnh hoặc hoá học như: cồn tuyệt đối, formol,các muối kim loại nặng, acid acetic, acid cromic, acid osmic… Vì không có chất định hình nào làhoàn hảo nên thường người ta trộn nhiều chất định hình khác nhau để có một chất định hình phùhợp với yêu cầu khảo cứu. Đối với các miếng mô, để có thể quan sát tế bào, sau khi định hình phảicắt miếng mô thành những mảnh rất mỏng vài micromet, sau đó nhuộm bằng các chất màu thíchhợp. Vì cấu tạo hoá học của các bộ phận trong tế bào khác nhau nên mỗi bộ phận bắt một loại 1màu khác nhau hay theo độ đậm nhạt khác nhau, nhờ vậy tế bào sau nhuộm có thể phân biệt dễdàng hơn.2.1.2. Kính hiển vi huỳnh quang Kính hiển vi huỳnh quang giúp chúng ta tìm thấy một số chất hoá học trong tế bào sốngchưa bị tổn thương. Nguồn sáng của kính hiển vi huỳnh quang là đèn thủy ngân, tạo ra một chùmnhiều tia xanh và tia cực tím. Các gương lọc ánh sáng và gương tán sắc đặc biệt sẽ phản chiếu lênbàn quan sát phát ra những tia sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn. Các vật thể có khả nănghuỳnh quang bắt đầu phát sáng một cách rõ ràng và mỗi chất có một bức xạ huỳnh quang đặc trưng.Ví dụ lục lạp có bức xạ huỳnh quang đỏ tươi.2.1.3. Kính hiển vi điện tử Kính hiển vi điện tử giúp ta thấy được hình ảnh các mẫu vật trên màn ảnh huỳnh quanghoặc chụp hình ảnh của chúng trên bản phim. Trong kính hiển vi điện tử, người ta dùng các ...

Tài liệu được xem nhiều: