Danh mục

Bài giảng Thuốc bôi ngoài da - TS.BS.Trần Ngọc Ánh

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.43 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng cung cấp các kiến thức giúp người học có thể biết được các cơ chế tác dụng của thuốc bôi ngoài da, trình bày được các nguyên tắc khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, nắm rõ các dạng thuốc bôi thường gặp, biết một số hoạt chất thường sử dụng trong thuốc bôi. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thuốc bôi ngoài da - TS.BS.Trần Ngọc ÁnhTHUỐC BÔI NGOÀI DA TS.BS.Trần Ngọc ÁnhMục tiêu • Biết được các cơ chế tác dụng của thuốc bôi ngoài da. • Trình bày được các nguyên tắc khi sử dụng thuốc bôi ngoài da. • Nắm rõ các dạng thuốc bôi thường gặp. • Biết một số hoạt chất thường sử dụng trong thuốc bôi.I. ĐẠI CƯƠNGThuốc bôi ngoài da rất đa dạng và có nguồn gốc phong phú:Hoá học: Vô cơ :kim loại, muối kim loại, á kim, dẫn xuất axit, oxyt. Hữu cơ:chất béo, chất thơm, aldehyt, phenol…Thảo mộcTổng hợp, bán tổng hợpII. CƠ CHẾ TÁC DỤNG1-Ảnh hưởng sự bốc hơi nước qua da: – Tăng bốc hơi nước qua da: làm mát da, giảm viêm, giảm sung huyết. – Gỉam bốc hơi mồ hôi, bít da, tăng sung huyết.2-Ảnh hưởng tuần hoàn, làm dãn hay co mạch.3-Thuốc ngấm vào da nhiều hay ít, nông hay sâu tuỳ theo dạng thuốc và tá dược.Thường cả 3 tác dụng trên cùng phối hợp với nhau.II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG4-Tác dụng lý hóa của thuốc: – Thay đổi pH da – Ảnh hưởng quá trình oxy hoá khử của tế bào. – Thuốc có tác dụng toàn thân, gây những biến đổi sinh học: thuốc vào máu, ngấm vào đầu dây thần kinh ngoại vi, trung tâm thần kinh thực vật, ảnh hưởng trên các cơ quan nội tạng.• Tóm lại: thuốc bôi có tác dụng tại chỗ và toàn thân.III. SỰ HẤP THU THUỐC QUA DA:1-Trên da có phủ một lớp màng mỡ có ái tính với nước nên nước có thể thấm qua. Chất hòa tan trong mỡ như muối chì, muối thuỷ ngân dễ ngấm qua da.2-Lớp sừng ở da:  Màng hữu cơ ngăn hấp thu nước  pH toan (pH = 4) nhưng thay đổi theo sự oxy hoá của da, mồ hôi.  pH của mồ hôi = 5 hoặc 6.  Những vùng kẽ da tiết nhiều mồ hôi thì pH trở nên kiềm.III. SỰ HẤP THU THUỐC QUA DA:3-Thuốc ngấm vào da qua phần phụ: nang lông, tuyến bã ,mạch máu. Khi xoa, miết thuốc làm thuốc hấp thu tốt qua da.4-Da tổn thương hấp thu tốt hơn da lành. Mài dày, sẹo xơ, tăng sừng làm giảm hấp thu. Muốn thuốc dễ hấp thu cần làm bong vảy, tróc mài.5-Sự hấp thu thuốc còn phụ thuộc vào đặc tính hoá học. Chất dễ bay hơi hấp thu mạnh. Chất hoà tan trong mỡ ngấm vào da chậm.III. SỰ HẤP THU THUỐC QUA DA: Sự hấp thu thuốc qua da phụ thuộc:  Lớp sừng  Lớp mỡ  Phần phụ  Độ pH của da  Tính chất hóa học, dạng thuốc, dung môi  Phản ứng trên da của thuốc bôi.IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI• Thuốc bôi có cấu tạo gồm 2 thành phần:  Hoạt chất có tác dụng điều trị như Sali lột, iod diệt nấm.  Tá dược là phương tiện vận chuyển hoạt chất vào da, không có tác dụng điều trị, nhưng giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ cho tác dụng của họat chất.• Khi chỉ định thuốc bôi cần ghi rõ dạng thuốc và nồng độ. Ví dụ: dung dịch lưu huỳnh 5%, eosine 2%.IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI1) Dung dịch (solution): hoạt chất pha trong tá dược (dung môi lỏng) thành chất lỏng đồng nhất, không vón, không tủa.  Tá dược thường là nước, cồn, chất dễ bay hơi (ête, axeton), có tính ngấm mạnh.  Dung dịch thường dùng trong các tổn thương tiết dịch.IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI Dung dịch trong nước: Tá dược là nước cất, pH trung tính. Với một số chất, nước không tạo thành dung dịch thật mà thành dung dịch giả là dung dịch keo trong đó có những hạt vô cùng bé treo lơ lửng. Ví dụ: các chất albumin, dẫn xuất xà phòng, chất màu hòa tan vào nước thành dung dịch keoIV. CÁC DẠNG THUỐC BÔIDung dịch trong cồn: 30 độ-70 độ Lợi hơn dung dịch trong nước do tính ngấm mạnh, sâu hơn, dễ bốc hơi hơn. Nhưng cồn mạnh gây kích thích, khô da do tẩy mỡ nhiều. Cồn hoà tan một số muối khoáng, nhiều chất hữu cơ, thảo mộc, cô đặc albumin có tác dụng sát trùng. Một số dung dịch thường dùng: Jarish, milian, Castellani.IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI  Cách sử dụng dung dịch: Đắp gạc: 8-12 gạc, tưới, nhỏ dung dịch 24- 72 giờ  giảm viêm, xung huyết, ngứa, chảy nước, sát khuẩn. Gạc lạnh: giảm viêm, chảy nước. Gạc nóng: giãn mạch, giảm viêm. Bôi Ngâm ,tắm.IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI2) Thuốc bột (powder): mát da, giảm xung huyết, giảm ngứa, giảm cọ sát, hút nước, khô da, giảm viêm.  Tá dược thường dùng 2 loại bột: Thảo mộc: bột gạo, bột mì, bột than  hút nước, se da, sát trùng nhưng dễ lên men. Khoáng chất: talc ( magne silicat), kaolin, magne cacbonat hút nước, cách nhiệt.IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI 2) Thuốc bột (powder):  Hoạt chất trộn với bột tạo thuốc bột mịn.  Dùng rắc trên tổn thương viêm tấy, chảy nước, loét lâu ở các nếp, kẽ da.IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI3)Thuốc mỡ (pommade, ointment): được dùng phổ biến.  Làm tăng khả năng hấp thu của da, ngấm sâu, mềm da, ngăn bài tiết của da, bít da, giảm bốc mồ hôi, gây xung huyết.  Chỉ định: tổn thương mãn tính, dày, tăng sừng, thâm nhiễm.  Không dùng trên tổn thương cấp, chảy nước.IV. CÁC DẠNG THUỐC BÔI3)Thuốc mỡ (pommade, ointment):  Thành p ...

Tài liệu được xem nhiều: