Danh mục

Bài giảng Tiền lâm sàng 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.57 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tiền lâm sàng 1 kết cấu gồm 12 đơn vị bài học, cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: lấy dấu hiệu sinh tồn; các kỹ thuật tiêm cơ bản; rửa tay, mặc áo, mang găngtiêm truyền tĩnh mạch; kỹ thuật truyền máu; kỹ thuật đặt sonde dạ dày và súc rửa dạ dày; đặt thông tiểu; các tư thế chăm sóc trị liệu; kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn - hô hấp; kỹ thuật băng bó; sơ cứu bất động gãy xương; kỹ thuật chăm sóc và xử lý vết thương;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tiền lâm sàng 1 - Trường ĐH Võ Trường ToảnTRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y BÀI GIẢNGTiền Lâm Sàng 1 Hậu Giang, 2018Trường Đại học Võ Trường Toản Khoa Y MỤC LỤC1. LẤY DẤU HIỆU SINH TỒN ...................................................................... 22. CÁC KỸ THUẬT TIÊM CƠ BẢN ............................................................. 83. RỬA TAY, MẶC ÁO, MANG GĂNG ..................................................... 144. TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH ................................................................. 215. KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU .................................................................... 266. KỸ THUẬT ĐẶT SONDE DẠ DÀY VÀ SÚC RỬA DẠ DÀY.............. 317. ĐẶT THÔNG TIỂU................................................................................... 388. CÁC TƯ THẾ CHĂM SÓC TRỊ LIỆU ..................................................... 449. KỸ THUẬT CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN - HÔ HẤP ................. 5010. KỸ THUẬT BĂNG BÓ ........................................................................... 5511. SƠ CỨU BẤT ĐỘNG GÃY XƯƠNG .................................................... 6512. KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ XỬ LÝ VẾT THƯƠNG......................... 72 1Trường Đại học Võ Trường Toản Khoa Y LẤY DẤU HIỆU SINH TỒNMỤC TIÊU HỌC TẬP : Kể được các vị trí đo mạch, nhiệt độ, huyết áp. Biết được các chống chỉ định của phương pháp lấy nhiệt độ. Thực hiện được kỹ thuật lấy các dấu hiệu sinh tồn. Phát hiện được những bất thường khi đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. Soạn dụng cụ - Hộp gòn khô. - Bồn hạt đậu có lót gạc chứa dung dịch khử khuẩn. - Chai cồn 70o - Bình cắm kềm và kềm Kelly. - Nhiệt kế. - Khăn lau nách (nếu đo thân nhiệt ở nách). - Chất bôi trơn (nếu đo thân nhiệt ở hậu môn). - Máy đo huyết áp và ống nghe. - Đồng hồ có kim giây. - Bảng theo dõi hoặc sổ tay. - Bút xanh và bút đỏ. Chuẩn bị bệnh nhân - Thông báo, giải thích cho người bệnh và gia đình biết việc sắp làm. - Cho người bệnh nằm tư thế thích hợp. - Người bệnh phải được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi lấy dấuhiệu sinh tồn.1. Đo thân nhiệt1.1. Đo thân nhiệt ở miệng* Chống chỉ định: - Lở loét ở miệng. 2Trường Đại học Võ Trường Toản Khoa Y - Ung thư lưỡi hầu. - Ói mửa, ho liên tục. - Trẻ em, người già không có răng. - Tâm thần, co giật, động kinh.* Tiến hành: - Hỏi bệnh nhân có ăn thức ăn nóng hay lạnh trước đó không, nếu cóphải chờ 15 phút sau mới đo. - Kiểm tra, vẩy mực thủy ngân xuống dưới 35oC hoặc 94oF. - Yêu cầu bệnh nhân há miệng, cong lưỡi lên, đặt bầu thủy ngân vàodưới lưỡi hoặc cạnh má. - Bảo bệnh nhân hạ lưỡi xuống, ngậm miệng chặt lại, giữ yên trongvòng 3 phút. (Dặn bệnh nhân ngậm kín miệng cho đến lúc lấy ra, không đilại, không cắn nhiệt kế, không tự ý lấy nhiệt kế ra). - Lấy nhiệt kế ra, để ngang tầm mắt, đọc kết quả, ghi vào sổ. Lau sạchnhiệt kế từ trên xuống rồi đặt vào bồn hạt đậu chứa dung dịch khử khuẩn. - Giúp bệnh nhân tiện nghi, thu dọn dụng cụ, rửa sạch nhiệt kế, kẻ kếtquả vào phiếu theo dõi.1.2. Đo thân nhiệt ở nách* Chống chỉ định: Có ổ loét, ung nhọt ở nách.* Tiến hành: - Lau khô hõm nách. Kiểm tra, vẩy mực thủy ngân xuống dưới 35 oChoặc 94oF. - Đặt bầu thủy ngân vào hõm nách (đối bên với điều dưỡng), khépcánh tay vào thân, giữ yên nhiệt kế trong 10 phút. (Dặn bệnh nhân không tự ýngồi dậy, đi lại hay tự ý lấy ra xem). - Lấy nhiệt kế ra, để ngang tầm mắt, đọc kết quả, ghi vào sổ. Lau sạchnhiệt kế từ trên xuống rồi đặt vào bồn hạt đậu chứa dung dịch khử khuẩn. - Giúp bệnh nhân tiện nghi, thu dọn dụng cụ, rửa sạch nhiệt kế, kẻ kếtquả vào phiếu theo dõi. 3Trường Đại học Võ Trường Toản Khoa Y1.3. Đo thân nhiệt ở hậu môn* Chống chỉ định: - Có vết thương, lở loét ở hậu môn. - Phẫu thuật vùng hậu môn. - Tiêu chảy. - Mới thụt tháo xong. - Bé mới sanh.* Tiến hành: - Đặt bệnh nhân nằm nghiêng một bên, bộc lộ vùng hậu môn. - Kiểm tra, vẩy mực thủy ngân xuống dưới 35oC hoặc 94oF. Bôi chấttrơn vào đầu nhiệt kế (khoảng 2,5cm) - Đặt nhiệt kế vào hậu môn theo hướng rốn, đúng chiều dài quy định(người lớn 2 - 3cm, trẻ em 1 - 1,5cm), giữ yên 2 - 3 phút. - Lấy nhiệt kế ra, để ngang tầm mắt, đọc kết quả, ghi vào sổ. Lau sạchnhiệt kế từ trên xuống rồi đặt vào bồn hạt đậu chứa dung dịch khử khuẩn. - Giúp bệnh nhân tiện nghi, thu dọn dụng cụ, rửa sạch nhiệt kế, kẻ kếtquả vào phiếu theo dõi.2. Đếm mạch* Các vị trí đếm mạch: ĐM thái dương, ĐM cảnh, ĐM cánh tay, ĐM quay,ĐM bẹn, ĐM khoeo, ĐM mu chân, ĐM chày sau.* Tiến hành đếm mạch quay: - Đặt đầu các ngón tay 2 - 3 - 4 lên vị trí ĐM quay. Chú ý tính chấtmạch, tần số, cường độ, nhịp điệu, sức căng. - Sử dụng đồng hồ có kim giây để đếm mạch trong 1 phút. - Ghi kết quả và tính chất bất thường của mạch (nếu có) vào phiếu theodõi. Cho bệnh nhân nằm lại tiện nghi.3. Đếm nhịp thở* Lưu ý: Không đếm nhịp thở cho bệnh nhân mới tiêm thuốc hoặc uốngthuốc kích thích hô hấp. 4Trường Đại học Võ Trường Toản Khoa Y* Tiến hành: - Để người bệnh nằm ngửa trên giường, đặt tay người bệnh lên bụng,cầm tay người bệnh giống như bắt mạch. - Quan sát mỗi lần tay người bệnh nâng lên hạ xuống là một nhịp. Chúý tần số, nhịp điệu, biên độ, âm sắc. - Sử dụng đồng hồ có ...

Tài liệu được xem nhiều: