Danh mục

Bài giảng Tiền lâm sàng 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.72 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Tiền lâm sàng 3 tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: chương 5 - Kỹ năng sản khoa, tính tuổi thai, khám thai (Leopold), khám chuyển dạ, khám khung chậu; chương 6 - Kỹ năng sản khoa, đỡ đẻ ngôi chỏm, cắt rốn và làm rốn sơ sinh, cắt may tầng sinh môn; chương 7 - Kỹ năng hồi sức sơ sinh, cấp cứu ngưng tuần hoàn ở trẻ em; chương 8 - Kỹ năng khám Tai - Mũi - Họng; chương 9 - Kỹ năng khám Mắt, Răng - Hàm - Mặt;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tiền lâm sàng 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG V KỸ NĂNG SẢN KHOA: TÍNH TUỔI THAI, KHÁM THAI (LEOPOLD), KHÁM CHUYỂN DẠ, KHÁM KHUNG CHẬU 5.1. Thông tin chung 5.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về Kỹ năng sản khoa: Tính tuổi thai, Khám thai (Leopold), Khám chuyển dạ, khám khung chậu. 5.1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày cách tính tuổi thai trên lâm sàng 2. Trình bày các bước thăm khám thai và trong chuyển dạ 3. Trình bày các nội dung thăm khám khung chậu trong sản khoa 5.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng vào thăm khám và điều trị trên lâm sàng. 5.1.4. Tài liệu giảng dạy 5.1.4.1 Giáo trình PGS. TS. Nguyễn Đức Hinh, PGS. TS. Lê Thu Hoà, 2021, Giáo trình kỹ năng y khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 5.1.4.2 Tài liệu tham khảo PGS. TS. Nguyễn Trung Kiên, TS. Nguyễn Thị Diễm, 2019, Tiền lâm sàng 1,2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Nhà xuất bản Y học. 5.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 5.2. Nội dung chính PHẦN 1: KHÁM THAI 1. KHÁM 1.1. Khám tổng quát - Sinh hiệu: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu, phản xạ gân xương. - Chiều cao: ……………………………………………………… - Cân nặng: ………………………………………………………. - Vóc dáng (cân đối hay có gù vẹo cột sống không?). Giáo trình môn học: Giáo trình kỹ năng y khoa, Nhà xuất bản Y học (2021) 85 Chủ biên: Nguyễn Đức Hinh, Lê Thu Hòa - Tổng trạng (mập, trung bình, gầy), da – niêm mạc (dấu hiệu phù, thiếu máu…) - Các cơ quan: hạch, tuyến giáp, gan, phổi, tim, lách…. 1.2. Khám sản khoa 1.2.1. Khám bụng Nhìn: - Hình dạng và tư thế của tử cung (thường là hình trứng, trục dọc). Đo: - Bề cao tử cung ngoài cơn co tử cung (từ bờ trên xương vệ → đáy tử cung). - Vòng bụng (đo qua chỗ cao nhất, thường qua ngang rốn). Khám: 4 thủ thuật Leopold: - Chuẩn bị sản phụ: ▪ Sản phụ nằm trên bàn khám ở tư thế sản phụ khoa, bộc lộ vùng bụng. ▪ Người khám: người khám đứng bên phải sản phụ, trong 3 thủ thuật đầu mặt người khám hướng về mặt sản phụ. Thủ thuật thứ 4 người khám xoay mặt về phía chân sản phụ. - Thủ thuật 1: người khám dùng các đầu ngón tay sờ nắn nhẹ nhàng đáy tử cung nhằm xác định cực thai ở đáy tử cung. - Thủ thuật 2: người khám dùng 2 lòng bàn tay ấn nhẹ nhàng nhưng sâu 2 bên bụng để xác định bên nào là lưng, bên nào là chi thai nhi. - Thủ thuật 3: người khám dùng ngón cái và các ngón còn lại của 1 bàn tay nắn nhẹ nhàng vùng bụng dưới của sản phụ ngay trên xương vệ nhằm xác định cực thai ở đoạn dưới tử cung. - Thủ thuật 4: người khám xoay về phía chân sản phụ. Dùng các đầu ngón tay ấn sâu trên xương vệ theo hướng trục eo trên. Nếu là ngôi đầu, 1 bàn tay sẽ bị chặn lại bởi một khối ụ tròn (ụ đầu), trong khi bàn tay kia xuống được sâu hơn. Ụ đầu cùng bên với chi trong ngôi chỏm và ngược bên với chi trong ngôi mặt. Đầu càng xuống thấp trong tiểu khung, sờ ụ đầu càng khó. Khi đầu chưa lọt, 2 bàn tay có hướng hội tụ, khi đầu đã lọt, 2 bàn tay có hướng phân kì. Bắt cơn co TC: thường bắt ở vùng đáy tử cung, ngang rốn. Bắt tối thiểu 3 cơn co hay trong 10 phút và ghi nhận: o Thời gian co o Thời gian nghỉ o Cường độ cơn co Ước lượng lượng nước ối. Nghe tim thai: ghi nhận o Vị trí nghe (thường nghe rõ ở mỏm vai). Giáo trình môn học: Giáo trình kỹ năng y khoa, Nhà xuất bản Y học (2021) 86 Chủ biên: Nguyễn Đức Hinh, Lê Thu Hòa o Đều hay không đều. o Tần số (nhịp tim thai/phút): bình thường từ 120 – 160 lần/phút. o Cường độ (nghe rõ hay không). 1.2.2. Khám khung chậu ngoài Cho những trường hợp nghi ngờ khung chậu méo hoặc hẹp. Đo bằng thước Beaudelocque. - ĐK trước – sau (Beaudelocque): điểm giữa bờ trên khớp vệ - gai sống thắt lưng 5. - ĐK lưỡng gai: đường nối giữa 2 gai chậu trước trên. - ĐK lưỡng mào: đường nối giữa 2 điểm xa nhất của 2 mào chậu. - ĐK lưỡng mấu: đường nối giữa 2 mấu chuyển xương đùi. - Hình trám Michaelis: ▪ Đỉnh trên: gai sống thắt lưng 5. ▪ Đỉnh dưới: đỉnh rãnh liên mông. ▪ Hai bên: 2 gai chậu sau trên. 1.2.3 Khám âm đạo - Âm hộ: có sang thương gì đặc biệt hay không (Herpes, Condylome…) - Tầng sinh môn: dày chắc hay mềm, dễ dãn. Sẹo cắt tầng sinh môn cũ có gì đặc biệt không? - Đặt mỏ vịt: trong trường hợp cần thiết (có ra huyết ra nước âm đạo bất thường) phải đặt mỏ vịt để quan sát. ▪ Thành âm đạo (bình thường hay có vách ngăn…) ▪ Dịch âm đạo ...

Tài liệu được xem nhiều: