Danh mục

Bài giảng Tiến trình lịch sử Việt Nam: Phần 2 - Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 800.16 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (98 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Tiến trình lịch sử Việt Nam: Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cuối chiến tranh thế giới thứ nhất; Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu 1930; Việt Nam bước đầu xây dựng nền dân chủ cộng hòa và kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tiến trình lịch sử Việt Nam: Phần 2 - Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2Chương 7. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CUỐI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 7.1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và hậu quả của nó 7.1.1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) Tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đầu thế kỷ XX chủ yếu là của Pháp. Từ năm1896 đến 1914 có 514 triệu phơrăng vàng được đầu tư dưới hình thức tiền vốn của nhà nước.Đó là theo số liệu của nhà kinh tế học Mỹ Callis, còn tư liệu chính thức của Pháp thì số đó là424 triệu. Từ năm 1888 đến năm 1920 có 500 triệu phơrăng vàng. Từ 1924 đến 1929, có từ 3đến 4 tỉ phơrăng vàng vốn đầu tư của tư nhân theo những tính toán khác nhau của Guy Lâm vàCallis. Trong chương trình khai thác thuộc địa của Đume có hai điểm cần nêu rõ. Đó là nhanhchóng “xây dựng cho Đông Dương một thiết bị kinh tế to lớn một hệ thống đường sắt, đườnggiao thông, bến cảng… những cơ sở cần thiết cho việc khai thác xứ Đông Dương” và ra sức“đẩy mạnh sản xuất và thương mại của thuộc địa bằng việc phát triển công cuộc thực dân củangười Pháp và lao động của người bản xứ”. Để thực hiện điều này, Đume trước hết thống nhất tài chính toàn Đông Dương lập rangân sách cho 3 xứ. Nguồn thu của ngân sách này chủ yếu do nguồn lợi của các loại thuế. Baogồm 2 loại thuế chính là thuế trực thu và thuế gián thu. Mọi thứ thuế cũ có từ thời phong kiến trước khi Pháp tới, đều tăng vọt cộng thêm rấtnhiều thuế mới đặt ra. “Trên chiếc lưng cao su của người An Nam, nhà nước tha hồ kéo dàimức thuế co dãn”. Trước khi Pháp chiếm, nhân dân Việt Nam phải nộp cho triều đình thuế mỗinăm khoảng 30 triệu phơrăng tiền thuế, đến thời Đume mỗi năm lên đến 90 triệu phơrăng. 7.1.2. Sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX 7.1.2.1. Sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế * Giao thông vận tải Số vốn Nhà nước Pháp cho ngân quỹ Đông Dương vay, một phần được sử dụng vào việcxây dựng giao thông vận tải, hạ tầng cơ sở của việc phát triển kinh tế Đông Dương. * Công nghiệp Sản xuất ở thuộc địa chỉ được giới hạn trong việc cung cấp cho chính quốc nguyên liệuhay những vật phẩm gì ở nước Pháp không có. Công nghiệp chỉ nhằm bổ sung cho chính quốc,chứ không được ảnh hưởng tới sự phát triển của công nghiệp chính quốc. Ngành mỏ là ngành tư bản thực dân Pháp quan tâm vì ngành này nhanh chóng thu đượcnhiều lợi nhuận. Số giấy phép thăm dò toàn Đông Dương tăng theo từng năm, 1907: 469 giấyphép; năm 1908: 664; 1909: 859, 1910: 125; 1911: 2370; 1912: 3070. Sau công nghiệp khai thác than và khoáng sản là các ngành: xi măng, vải, sợi, gạch, ngói,điện, nước, chế biến nông sản. Số lượng các xí nghiệp ngày càng tăng. Năm 1903 có 82 xínghiệp, năm 1906 tăng lên 200 xí nghiệp. 100 Phương thức hoạt động của tư bản thực dân Pháp ở Việt Nam là tận dụng nguồn dâncông rẻ mạt, sử dụng tối đa mức lao động thủ công, kết hợp lao động thủ công và lao động cơgiới, kết hợp bóc lột tư bản chủ nghĩa với bóc lột tiền tư bản tiền chủ nghĩa, sao cho chi phígiảm xuống mức thấp nhất để thu được lợi nhuận cao nhất. * Thương nghiệp Về thương mại, thuộc địa Đông Dương phải dành riêng cho thị trường Pháp. Lúc đầu tưbản Pháp vấp phải sự cạnh tranh của thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều. Nhưng đầu thế kỉ XX,thực dân Pháp đã kiểm soát được hầu hết ngành xuất nhập khẩu ở Đông Dương, đưa cán cânngoại thương tăng lên nhanh chóng. Tổng xuất nhập khẩu của Đông Dương đã tăng từ 140triệu đồng đầu thế kỉ lên 197 triệu đồng trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ 1900 đến 1906,giá trị hàng nhập lớn hơn giá trị hàng xuất là do Đông Dương tiếp nhận trang thiết bị tươngứng với nguồn vay của chính quốc theo chương trình của Đume. * Nông nghiệp Nông nghiệp là ngành đầu tư ít vốn mà dễ dàng thu được lợi nhuận. Vì vậy ngay từ cuốithế kỉ XIX, khi phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta phát triển mạnh, chúng đã ra sứcchiếm đoạt ruộng đất trên quy mô lớn dưới nhiều hình thức. Năm 1897, triều đình Huế kí điềuước nhượng cho thực dân quyền khai khẩn đất hoang. Ngày 1 – 5 – 1900, Pháp ra nghị địnhphủ nhận quyền sở hữu ruộng đất trong luật pháp phong kiến để dễ cướp đoạt ruộng đất củanông dân. Ở Nam Kỳ, chúng vét sông, đào mương, thu hút nông dân đến khai thác, rồi tư bảnPháp chiếm đoạt làm của riêng bằng hình thức mua của Nhà nước với giá rẻ mạt (80đ/1000haruộng - tức là 192 phơrăng năm 1900), hoặc được nhà nước cấp không. Vì thế Pôn Emơri,Laba, Prông Đô và Lica, mỗi tên đều chiếm từ 2000 đến 20000 ha đất cấy lúa. Phương thức kinh doanh của thực dân Pháp ở các đồn điền nông nghiệp chủ yếu vẫn làphát canh thu tô theo lối bóc lột phong kiến. Chúng không quan tâm đến việc sử dụng máy móctrong nông nghiệp (trừ một vài đồn điền ở Nam Kì). Nhưng chúng cũng lưu ý nhiều mặt đểkhỏ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: