Danh mục

Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 4 – Cao Bé Em

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.57 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 4" với nội dung đặt câu trong văn bản Tiếng Việt, cung cấp đến các bạn những kiến thức về khái quát câu, yêu cầu viết câu, đặc điểm của câu trong văn bản khoa học, nghị luận, hành chính, một số thao tác rèn luyện về câu, sửa câu sai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 4 – Cao Bé EmI. KHÁI QUÁT VỀ CÂU1.1. Định nghĩa câu Theo Diệp Quang Ban, “ Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ”.1.2. Câu là đơn vị cơ bản của hoạt động giao tiếpVd: “Nơi ấy có người suốt đời tôi thương nhớ. Bốn mùa, biển Nha Trang biêng biếc xanh.”Vd: Mưa!; Cháy!; Mẹ ơi!1.3. Cấu trúc cú pháp của câu Theo Bùi Tất Tươm, “câu gồm thành phần nòng cốt câu (thành phần chính) và thành phần phụ bổ sung cho nòng cốt câu (thành phần ngoài nòng cốt)”1.3.1 Thành phần chính (nòng cốt câu): “Là thành tố cú pháp bắt buộc phải có mặt trong câu để đảm bảo cho câu có tính trọn vẹn” - Kí hiệu: C _V (Chủ ngữ - Vị ngữ) (Chủ ngữ là người, vật hoặc sự việc mà ta muốn nói đến, đó là đối tượng thông báo. Vị ngữ là nói về đối tượng thông báo ấy, cho biết người, vật hoặc sự việc nói đến làm gì, như thế nào.)a. Chủ ngữ: Tùy vào ngữ cảnh, chủ ngữ trong câu có thể được lược đi gồm một từ, cụm từ, tổ hợp từVd: Thời cơ đã đến./ Đây là anh Đông./ Sạch sẽ là mẹ của sức khỏe./ Nhất nước (nhì phân….)./ Một là một…(từ)Vd: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.(cụm ĐL) Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ. (cụm CP)Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc (cụm C-V)Vd: Trong nhà chưa tỏ./ Trước mặt là con đường./ Không đế quốc nào có thể quay lại bóp chết đời sống các em. (THT)b. Vị ngữ: Vị ngữ trong câu nói lên đặc trưng về quan hệ, tính chất, trạng thái, hoạt động… và có tần số tỉnh lược thấp hơn chủ ngữ. Có thể gồm một từ, cụm từ, tổ hợp từVd: Bính ngượng nghịu./ Tiếng hát ngừng (từ)Vd: Đường lên dốc trơn và lầy. (cụm ĐL) Cổ tay em trắng như ngà. (cụm CP) Cái bàn này chân đã hỏng. (cụm C-V)Vd: Chị tôi trong nhà./ Nhà tôi trên đồi kia./ Tao không họ hàng gì với vợ chồng nhà mày./ Em này 10 tuổi. (THT)1.3.2. Thành phần phụ (ngoài nòng cốt): Trạng ngữ, đề ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ, hô ngữ, cảm thán ngữ, tình thái ngữ.a. Trạng ngữ: Là thành phần phụ nêu lên hoàn cảnh, tình hình của sự việc được nói đến trong nòng cốt câu, được phân cách với nòng cốt bằng dấu phẩy. Có các loại trạng ngữ: Thời gian, không gian, phương thức (cách thức), trạng thái, nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nhượng bộ, phạm vi, tình huống.Vị trí: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu.Vd: Trước khi đi, nó cho tôi ba đồng bạc, ông giáo a. (NC) Trên nương, mỗi người một việc Với sự đồng tình và ủng hộ của anh em, cuộc kháng chiến cứu quốc của Việt Nam nhất định thắng lợi. (HCM) Vì tằm, em phải thái dâu – Vì chồng, em phải qua cầu đắng cay. Nếu là anh, mọi người sẽ không phản đối. (ĐK) Đối với người du kích Gia Rai, bắn trật là một điều xấu hổ.b. Đề ngữ: Là thành phần phụ nêu lên đối tượng, nội dung cần bàn nhằm nhấn mạnh vấn đề nêu ở nòng cốt câu.Vd: Sống, chúng ta mong được sống làm người. Giàu, tôi cũng giàu rồi. Làm việc ấy, nó không dám đâu; Thư, Giáp gửi rồi…. Thằng ấy, mình phải tống nó đi mới được.c. Phần chuyển tiếp (liên ngữ): Là thành phần phụ có tác dụng nối ý của câu chứa nó với ý của câu đứng trước hoặc sau câu ấy hay ý của cả cụm câu. (tóm lại, mặt khác, vả lại, hơn nữa, nói chung, sau đây, cuối cùng, đại khái là, một mặt, tuy nhiên, tuy thế… hoặc QHT nhưng, song, và….)Vị trí: Đầu, giữa và thường phân cách nòng cốt bằng dấu phẩyVd: Vấn đề này, tóm lại, là một vấn đề quan trọng. Nói chung, nhân vật của Nguyễn Du, chính diện hay phản diện, đều là những con người rất sống. (HT).d. Phần phụ chú ngữ (giải thích ngữ): Là thành phần phụ có tác dụng giải thích thêm từ ngữ nào đó hoặc bổ sung các chi tiết, bình phẩm, làm rõ xuất xứ, thái độ, cách thức khi câu được diễn đạt. Vị trí: Đứng giữa, sau nòng cốt, thường tách với nòng cốt bằng dấu phẩy, ngoặc đơn, gạch ngang.Vd: Cô bé nhà bên (có ai ngờ) – cũng vào du kích Rồi bà cười ha hả, cái cười ích kỉ, vơ vào (NCH)e. Phần hô – đáp: Là thành phần phụ dùng để biểu thị lời gọi đáp, đưa đẩy và được phân cách với nòng cốt bằng dấu phẩy. (vâng, dạ, ừ, phải, ơi, à, ạ, nhỉ, thưa, bẩm, này, nè…) Vị trí: Đứng đầu, cuối, một số trường hợp giữa câu.Vd: Việc ấy, thưa ông, tôi không nghĩ rằng nó quan trọng đến thế. Cảm ơn, tôi sẽ tự làm lấy.g. Cảm thán ngữ: Là thành phần phụ biểu thị cảm xúc, được phân cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy. Vị trí: Đứng đầu câu, do các thán từ đảm nhiệm như: Ôi, a, chao ôi, hỡi ôi, ôi giàu….Vd: Ôi giời ơi, các anh ơi, em không biết hát đâu. Ô kìa, bên cõi trời đông – Ngựa ai còn ruỗi dặm hồng xa xa.h. Tình thái ngữ: Là thà ...

Tài liệu được xem nhiều: