Danh mục

Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 5 – Cao Bé Em

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.85 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 5" trình bày các kiến thức về dùng từ trong văn bản Tiếng Việt bao gồm khái quát về từ trong tiếng việt; những yêu cầu chung về dùng từ trong văn bản; đặc điểm cơ bản về từ trong các loại văn bản khoa học, nghị luận, hành chính; chữa lỗi về dùng từ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 5 – Cao Bé Em I. KHÁI QUÁT VỀ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT 1. Tiếng (âm tiết): Là đơn vị cấu tạo nên từ, trong tiếng Việt mỗi tiếng (âm tiết) được phát ra bằng một hơi, vang lên thành một tiếng, luôn gắn với một thanh điệu nên rất dễ nhận biết, tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. 2. Từ: Từ được hiểu là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, có ý nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, được người nói, người viết dùng để đặt câu. Vd: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở” +Tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở. +Từ: Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở. Từ ví dụ trên ta thấy, từ có thể do 1 tiếng, 2 tiếng hoặc hơn 2 tiếng. + 1 tiếng: ăn, ngủ, học, chơi, múa, hát, làm… + 2 tiếng: quần áo, sách vở, xe cộ, nhà cửa, hoa hồng, đường sắt… + 3 tiếng: câu lạc bộ, hợp tác xã, hội nông dân, nói tóm lại… 3. Phân loại từ: 3.1. Phân loại từ xét về mặt cấu tạo ta có thể chia ra các dạng thức sau: a. Từ đơn: Là loại từ chỉ do một tiếng có nghĩa tạo thành. Vd: Trời, biển, đồi, núi, cỏ, cây, sông, nước, mây, gió, trăng, hoa, nhà, cửa, bàn, ghế, sách, mủ, áo, đã, sẽ, cùng, với, đang, còn…. b. Từ phức: Là loại từ gồm hai tiếng trở lên, trong đó các tiếng thường có mối quan hệ nhất định về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Quan hệ về ngữ âm gọi là từ láy, quan hệ về ngữ nghĩa gọi là từ ghép. Vd: 2 tiếng: Đẹp đẽ, lạnh lùng, bâng khuâng, tim tím, nhà máy, áo quần, xăng dầu, cà chua, thuốc tím… 3 tiếng: Sạch sành sanh, toác toàng toạc, khít khìn khịt, vô kỉ luật, vi sinh vật, máy vi tính, than tổ ong… 4 tiếng: Toác toạc toàng toang, khít khịt khìn khin, xanh xảnh xành xanh, phó tổng tư lệnh, vi sinh vật học, tư bản chủ nghĩa… Lưu ý: Từ phức gồm hai tiếng chiếm số lượng lớn và có tần số sử dụng cao hơn những từ phức ba hoặc bốn tiếng. [1] Từ láy: Từ láy là những từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên bằng cách lặp lại hình thức âm thanh của tiếng gốc (hình vị cơ sở). Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc (dựa vào tiếng gốc để giải thích ý nghĩa). Từ láy chia làm 2 loại: * Láy toàn phần: Có sự lặp lại cả phụ âm đầu lẫn vần. + Lặp toàn bộ. Vd: Trắng trắng, đẹp đẹp, nhỏ nhỏ, ào ào, hây hây… + Lặp toàn bộ phụ âm đầu và vần – có biến đổi thanh điệu. Vd: tim tím, nhè nhẹ, tẻo teo, trăng trắng… + Lặp phụ âm đầu, ở phần vần lặp lại âm chính – phụ âm cuối và thanh điệu có thay đổi. Vd: xôm xốp, rin rít, chòng chọc, xoèn xoẹt, bềnh bệch * Láy bộ phận gồm có láy âm và láy vần: Lặp lại phụ âm đầu (láy âm), lặp lại vần (láy vần) Vd: Vội vàng, xinh xắn, buồn bã, lạnh lùng, lạnh lẽo – thập thò, lếu láo, khấp khểnh… Vd: Lưa thưa, loanh quanh, bát ngát, loáng choáng – tham lam, co ro, chơi bời (hạn chế)… - Tác dụng: Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một sắc thái nào đó, tăng lên hoặc giảm nhẹ, ngoài ra còn gợi tả hình ảnh, sự vật. [2] Từ ghép: Từ ghép là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có mối quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa để hợp lại thành một nghĩa chung (nghĩa tổng hòa) Vd: Giáo viên, cha mẹ, đồi núi, cây cỏ, rau cỏ, quần áo, xăng dầu, du kích …. Từ ghép được chia làm 3 loại: (dựa vào quan hệ ngữ pháp) +Ghép chính phụ: Giữa hai từ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính bị hạn định bởi tiếng phụ, tiếng phụ cụ thể hóa nghĩa của từ. Vd: Máy nổ, máy bơm, cây cam, cây mít, cá rô, cá trê, chim sáo, chua lè, đỏ au, học sinh… + Ghép đẳng lập: Nghĩa của hai tiếng hợp lại thành một nghĩa chung. Vd: Quần áo, điện máy, xăng dầu, thầy trò, cha mẹ, trời đất, núi sông, binh lính, hòa hợp… + Ghép chuyển nghĩa: Cả hai tiếng đều bị tước bỏ những ý nghĩa khi chúng độc lập tạo từ để cấu thành một nghĩa mới của từ ghép, nghĩa mới ấy thường là nghĩa bóng. Vd: Ăn ở, béo bở, mát tay, to đầu, xấu bụng, thối mồm… 3.2. Phân loại từ xét theo hệ thống từ loại ta có thể chia ra các dạng thức sau: [Từ loại là các lớp từ được phân chia trên cơ sở các đặc tính đồng nhất về thuộc tính cú pháp, hình thái và nghĩa ngữ pháp.] Từ loại thường được phân thành hai lớp: Thực từ và hư từ - Thực từ: Là lớp từ có ý nghĩa từ vựng (tự thân rõ nghĩa). Vd: Nhà, hoa, ăn, làm, học, thỏ, trâu… - Hư từ: Là lớp từ không có ý nghĩa từ vựng (rỗng nghĩa hay trống nghĩa). Vd: Rất, quá, đã, hãy, vì, và, những, các, mỗi… Thực từ gồm: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. Hư từ gồm: Phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tiểu từ tình thái. 3.3. Phân loại các kiểu từ khác xét về mặt ngữ nghĩa: [a]. Từ đa nghĩa: Là từ có sự nảy sinh và phát triển những nghĩa khác ngoài nghĩa ban đầu. Vd: Từ “già” chỉ người hay động vật ở giai đoạn sức lực đã suy yếu (già đạn, già lửa, phơi già nắng, già đòn, già đời…) [b]. Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh (vỏ ngữ âm) nhưng khác nhau về ngữ nghĩa Vd: Tôi vừa câu cá, vừa đọc một câu thơ Từ “bầu” chỉ loại cây leo, lá mềm, quả tròn dài (bầu cử, bầu ...

Tài liệu được xem nhiều: