Danh mục

Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 6 – Cao Bé Em

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.19 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 6" tìm hiểu ngữ âm, chữ viết, chính tả Tiếng Việt bao gồm: khái quát về ngữ âm học; chữ viết; chính tả; lỗi chính tả. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết nội dung kiến thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 6 – Cao Bé Em I. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ ÂM HỌC 1. NGỮ ÂM – NGỮ ÂM HỌC 1.1. Ngữ âm: Ngữ âm là các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh để tạo thành vỏ tiếng cho một ngôn ngữ, được con người phát ra dùng để giao tiếp và tư duy, hình thành trong lịch sử, gắn bó với một cộng đồng người nhất định và mang một ý nghĩa nào đó. 1.2. Ngữ âm học: Là ngành khoa học nghiên cứu về ngữ âm 2. CƠ SỞ CỦA NGỮ ÂM * Cơ sở vật lý: Bao gồm độ cao, độ mạnh, độ dài và âm sắc * Cơ sở sinh lý: Gồm cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hưởng trên thanh hầu * Cơ sở xã hội: Mỗi dân tộc quy định và sử dụng hệ thống ngữ âm riêng. Vd: “tam” khác “tham” 3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ NGỮ ÂM 3.1. Âm tố: Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia được nửa. Vd: Âm “ta” gồm 2 âm tố [t] và [a] – được đặt trong dấu […] 3.2. Âm vị: Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng khu biệt. Vd: Âm thanh “ta” khác “ma” khác “ca” – được ký hiệu /t/, /m/, /k/… 3.3. Nguyên âm: Là những âm khi phát âm, luồng hơi thoát ra một cách tự do, thoải mái. Vd: “a, o, ô, e, ê, i….” 3.4. Phụ âm: Là những âm khi phát âm, luồng hơi thoát ra gặp sự cản trở Vd: “ p, t, ch, m, n, b…” 3.5. Bán âm: Là những âm khi đọc bị lướt nhẹ qua, giống nguyên âm nhưng chức năng giống phụ âm, không là hạt nhân của âm tiết. Vd: “u, i (y), o” – khuỷu tay, khuya, tai… 4. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT 4.1. Khái niệm: Âm tiết (tiếng) là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói. Vd: Bé đến trường (3 âm tiết) 4.2. Đặc điểm: - Ranh giới giữa âm tiết và hình vị trùng nhau - Âm tiết có tính phân tiết rất cao (ranh giới rất rạch ròi). Vd: Em không nghe mùa thu - Mang đặc trưng độ dài thời gian phát âm bằng nhau. Vd: Y tá, ý kiến … - Là đơn vị đa chức năng. (tạo lời nói, tạo từ - Vd: Tôi mua nhà) 4.3. Cấu tạo: Gồm ba phần: ÂM ĐẦU – VẦN (âm đệm, âm chính, âm cuối) – THANH ĐIỆU THANH ĐIỆU VẦN PHỤ ÂM ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI 4.4. Hệ thống âm vị thuộc về cấu tạo âm tiết trong tiếng Việt [1]. Hệ thống phụ âm đầu - Gồm 23 âm vị phụ âm: Được thể hiện trên chữ viết: b, k(c/q), ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x. [2]. Hệ thống âm đệm: *Trong tiếng việt chỉ có 1 âm đệm /w/ và thể hiện trên chữ viết là: o, u - Viết O khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e (hoa, loa, khoa, khoăn, loét, hoặc… - Viết U khi sau q và trước các nguyên âm: â, ê, y, ya, yê (quen, huân, huệ, khuya… [3]. Hệ thống âm chính - Chức năng: Âm chính đứng vị trí thứ 3 trong âm tiết, vị trí thứ 2 trong phần vần, là âm hạt nhân của âm tiết. - Tiếng Việt có 14 nguyên âm: Gồm 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư và 3 nguyên âm đôi: iê (yê, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua). [4]. Hệ thống âm cuối - Gồm 8 âm cuối: trong đó 2 bán nguyên âm cuối và 6 phụ âm. + 2 bán nguyên âm cuối: /i/ (i, y); /u/ (o, u) + 6 phụ âm: /p/ (p); /t/ (t); /k/ (ch, c); /m/ (m); /n/ (n); /n(móc ngược/ (nh, ng) [5]. Hệ thống thanh điệu: Gồm 6 thanh: Huyền, ngã, nặng, hỏi, sắc, không (ngang) * Cách ghi ký hiệu âm tiết và đặt vào khuôn âm tiết: Vần Thanh Tiếng Phụ âm điệu đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Quyển q u yê n Hỏi Quả q u a Hỏi Giường gi ươ ng Huyền Vd: Đặt vào khuôn âm tiết các chữ: Quyên, Quy, Phương, Khương, Dung, Ngân, Nguyệt, Xuân, Thư, Mưa, Chuẩn. II. CHỮ VIẾT 1. Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ). Chữ viết là hệ thống ký hiệu để ghi âm tiếng Việt Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) được xây dựng theo hệ thống chữ cái la-tinh. Theo quy định về chính tả, bảng chữ cái tiếng Việt gồm 29 chữ cái được sắp xếp theo thứ tự sau: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y. 2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lí trong chữ quốc ngữ. (Xem giáo trình- tr 227, 228) III. CHÍNH TẢ “Chính tả được hiểu là viết đúng theo quy tắc (chuẩn) của hệ thống chữ viết của một ngôn ngữ” 1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt: - Các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau. Vd: Em không nghe mùa thu (5 âm tiết) Dưới trăng mờ thổn thức? (5 âm tiết) - Phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính của âm tiết. Vd: Sáng ra bờ suối tối vào hang – cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng - Tiếng Việt có cấu tạo âm tiết rất chặt chẽ và ổn định, gồm 3 phần: PHỤ ÂM ĐẦU – VẦN – THANH ĐIỆU 2. Vấn đề dạy chính tả ở nhà trường: - VĐ1: Viết đúng theo các quy tắc kết hợp của hệ thống chữ viết. - VĐ 2: Luyện tập sửa những lỗi sai chính tả theo vùng – miền. Vd: s/x; d/r/gi; v ...

Tài liệu được xem nhiều: