Danh mục

Bài giảng Tiêu chảy cấp

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.32 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tiêu chảy cấp giúp người học trình bày được định nghĩa và phân loại tiêu chảy; mô tả dịch tễ học và yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy; trình bày sinh lý của bù nước bằng đường uống và thành phần của ORS có độ thẩm thấu thấp; mô tả được các dấu hiệu mất nước và nội dung của 3 phác đồ điều trị; trình bày được chỉ định kháng sinh và các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tiêu chảy cấp TIÊU CHẢY CẤPMục tiêu 1. Trình bày được định nghĩa và phân loại tiêu chảy 2. Mô tả dịch tễ học và yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy 3. Trình bày sinh lý của bù nước bằng đường uống và thành phần của ORS có độ thẩm thấu thấp 4. Mô tả được các dấu hiệu mất nước và nội dung của 3 phác đồ điều trị 5. Trình bày được chỉ định kháng sinh và các biện pháp phòng bệnh tiêu chảyNội dung1. Định nghĩa và phân loại tiêu chảy1.1. Định nghĩa tiêu chảy: tiêu chảy là đi ngoài phân lõng hoặc tóe nước trên 3lần/24 giờ. Trừ những trẻ bú mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão. Đối vớitrẻ này xác định tiêu chảy phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lõng của phânmà các bà mẹ cho là bất thường.1.2. Phân lọai bệnh tiêu chảy: Bệnh tiêu chảy chia làm 3 loại :+ Tiêu chảy phân lõng cấp tính (tiêu chảy cấp) : tiêu chảy không quá 14 ngày, phânlõng tóe nước không có máu. Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp là 80%, tỉ lệ chết vì tiêu chảycấp là 50% (nguồn : WHO 1992)+ Hội chứng lỵ : Lúc đầu phân lõng nước sau đó tiêu phân lõng có đàm máu kèmtheo mót rặn, đau quặn bụng. Tỉ lệ mắc hội chứng lỵ là 10%, tỉ lệ chết vì hội chứnglỵ là 15%) (nguồn : WHO 1992)+ Tiêu chảy kéo dài : Tiêu chảy trên 14 ngày phân lõng hoặc có máu. Tỉ lệ mắc tiêuchảy kéo dài là 10%, tỉ lệ chết vì tiêu chảy kéo dài là 35% (nguồn : WHO 1992)2. Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy2.1. Bệnh tiêu chảy là một vấn đề y tế toàn cầu- Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu của tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ emcác nước đang phát triển. ở những nơi này, người ta ước tính hàng năm có tới 1,3ngàn triệu lượt tiêu chảy, nhưng ở một số vùng vượt quá 9 đợt. Hầu hết tiêu chảyxảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, ở một số vùng tiêu chảy chiếm 10 - 15 % thời gian của trẻ- Các đợt tiêu chảy làm khoảng 4 triệu người chết / năm, 80% tử vong ở trẻ dưới 2tuổi- Cùng với việc gây ra tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh cao, bệnh tiêu chảy là mộttrong những nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng trẻ em. Bệnh tiêu chảy cònchiếm 30% giường bệnh nhi trong các nước đang phát triển- Hậu quả của bệnh tiêu chảy trở thành gánh nặng cho các cơ sở y tế và kinh phíquốc gia2.2. Dịch tễ học 12.2.1. Các đường lây truyền : tác nhân gây tiêu chảy thường truyền bằng đườngphân - miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống ô nhiễm, hoặc tiếp xúc trực tiếpvới phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh.2.2.2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy cấp và kéo dài2.2.2.1.Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy cấp : - Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy : có một số tập quán giúp chocác tác nhân gây bệnh lây lan làm tăng nguy cơ tiêu chảy như : + Không rửa tay sau khi đi ngoài, trước khi chế biến thức ăn + Để trẻ bò chơi ở vùng đất bẩn có dính phân người hoặc phân gia súc + Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 - 6 tháng đầu + Tập quán cai sữa trước 1 tuổi + Trẻ bú bình : Bình dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột và khó rửa sạch. Nếu trẻ bú không hết sữa trong bình thì vi khuẩn sẽ phát triển + Để thức ăn nấu ở nhiệt độ trong phòng : khi thức ăn đã được nấu chín và để một thời gian trước khi ăn thì rất dễ bị ô nhiễm. Ví dụ : tiếp xúc vật bẩn hay dụng cụ chứa không hợp vệ sinh. Nếu giữ thức ăn lâu ở nhiệt độ phòng thì các vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh sau vài giờ + Dùng nước uống đã bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột + Không xử lí phân (nhất là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh - Các yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ với bệnh tiêu chảy : + Suy dinh dưỡng : Trẻ suy dinh dưỡng thì bị tiêu chảy kéo dài và nặng hơn, dễ bị tử vong + Sởi : Trẻ đang mắc bệnh sởi hay mới khởi bệnh trong vòng 4 tuần thì mắc tiêu chảy nhiều hơn do bị tổn thương hệ miễn dịch sau sởi + ức chế hoặc suy giảm miễn dịch : do nhiễm virus (như sởi), Sida2.2.2.2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy kéo dài :- Dưới 1 tuổi - Suy dinh dưỡng- Mới cho ăn sữa động vật - Mới bị tiêu chảy cấp- Bị tiêu chảy kéo dài trước đó.2.2.3. Tuổi : tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, cao nhất là trẻ 6 - 11 thángtuổi2.2.4. Tính chất mùa : có sự khác biệt theo mùa ở nhiều địa dư khác nhau :+ Ở những vùng ôn đới : tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa nóng, tiêuchảy do virus (ví dụ : Rotavirus) lại xảy ra cao điểm vào mùa đông+ Ở những vùng nhiệt đới : tiêu chảy do Rotavirus xảy ra quanh năm nhưng tăngvào các tháng khô và lạnh, tiêu chảy do vi khuẩn lại cao điểm vào mùa mưa và nóng2.2.5. Các vụ dịch : Hai tác nhân gây bệnh đường ruột : Vibrio cholerae 01 vàShigella dysenteriae typ 1 là những nguyên nhân gây đại dịch với tỷ lệ mắc bệnh vàtỷ lệ tử vong cao ở mọi nhóm tuổi.2.3. Nguyên nhân tiêu chảy :- Cách đây vài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: