Danh mục

Bài giảng Tin học đại cương - Phan Thị Hà, Nguyễn Tiến Hùng (271 tr)

Số trang: 271      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.55 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Tin học đại cương" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Các khái niệm cơ bản, hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng thông dụng, ngôn ngữ lập trình C, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tin học đại cương - Phan Thị Hà, Nguyễn Tiến Hùng (271 tr) BÀI GIẢNGTIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Biên soạn : PHAN THỊ HÀ NGUYỄN TIẾN HÙNGChương 1: Các khái niệm cơ bản Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN1.1. THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN1.1.1. Khái quát1.1.1.1. Khái niệm thông tina. Khái niệm Trong đời sống hàng ngày, chúng ta tiếp nhận và sử dụng nhiều thông tin. Thông tin đemlại cho chúng ta sự hiểu biết, giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên và xãhội; cũng nhờ thông tin ta có được những hành động hợp lý nhằm đạt được những mục đích trongcuộc sống. Chúng ta ai cũng thấy được sự cần thiết của thông tin và cảm nhận được thông tin là gì.Nhưng để đưa ra một định nghĩa chính xác về thông tin thì hầu hết chúng ta đều lúng túng bởithông tin là một khái niệm khá trừu tượng và nó được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau.Tuy nhiên, người ta có thể tạm đưa ra khái niệm sau đây: Thông tin thường được hiểu là nội dung chứa trong thông báo nhằm tác động vào nhậnthức của một số đối tượng nào đó. Thông báo được thể hiện bằng nhiều hình thức: văn bản, lời nói, hình ảnh, cử chỉ...; và cácthông báo khác nhau có thể mang cùng một nội dung. Trong lĩnh vực tin học, thông tin có thểđược phát sinh, được lưu trữ, được biến đổi trong những vật mang tin; thông tin được biến đổi bởicác dữ liệu và các dữ liệu này có thể được truyền đi, được sao chép, được xử lý hoặc bị phá hủy. Ta có thể lấy một vài ví dụ sau để minh họa Thông báo thể hiện dưới dạng văn bản ví dụ như “Thông tin về một mạng máy tính bịnhiễm virus” - Trong thông báo này, thành phần “Mạng máy tính” đóng vai trò là vật mang tin,còn sự kiện “nhiễm virus” là dữ liệu của thông tin. Hoặc ví dụ “Nhiệt độ đo được ở bệnh nhân là 41oC” - Thông tin này có thể được thể hiệnduới dạng văn bản hoặc lời nói. Dữ liệu ở đây là 41oC (nếu được thông báo bằng lời nói thì dữliệu chính là tín hiệu) và thông tin thu được thông qua dữ liệu cho thấy bệnh nhân bị sốt cao...v.vb. Phân loại thông tin Dựa trên đặc điểm liên tục hay gián đoạn về thời gian của các tín hiệu thể hiện thông tin, tacó thể chia thông tin làm hai loại cơ bản như sau: + Thông tin liên tục: Là thông tin mà các tín hiệu thể hiện loại thông tin này thường là cácđại lượng được tiếp nhận liên tục trong miền thời gian và nó được biểu diễn bằng hàm số có biếnsố thời gian độc lập, liên tục. 3 Chương 1: Các khái niệm cơ bản Ví dụ: Thông tin về mức thuỷ triều của nước biển hay thông tin về các tia bức xạ từ ánhsáng mặt trời… + Thông tin rời rạc: Là thông tin mà các tín hiệu thể hiện loại thông tin này thường là cácđại lượng được tiếp nhận có giá trị ở từng thời điểm rời rạc và nó được biểu diễn dưới dãy số. Ví dụ : Thông tin các vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường Nguyễn Trãi.c. Đơn vị đo thông tin Các đại lượng vật lý đều có đơn vị đo chẳng hạn như đơn vị đo khối lượng (kg), đo chiềudài (m) và đo thời gian (giây)...v.v. Để lượng hoá một thông tin ta cũng cần đưa ra một đơn vị đothông tin. Trong tin học, đơn vị đo thông tin nhỏ nhất là Bit (viết tắt của Binary digit - số nhị phân) -được biểu diễn với 2 giá trị 0 và 1, viết tắt là b. Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị lớn hơn là byte. Byte là một nhóm 8 bit trongbảng mã ASCII Ngoài ra người ta còn dùng các bội số của byte như sau: Tên gọi Ký hiệu Giá trị Byte B 8 bit Word w 8,16, 32 hoặc 64 bit KiloByte KB 1024b=210b MegaByte MB 1024Kb=210Kb GigaByte GB 1024Mb=210Mb TeraByte TB 1024Gb=210Gbd. Mã hoá thông tin rời rạc Mã hóa thông tin là quá trình biến đổi thông tin từ dạng biểu diễn thông thường sang mộtdạng khác theo quy ước nhất định. Quá trình biến đổi ngược lại của mã hóa thông tin được gọi làphép giải mã. Ví dụ: Ta có 1 tập quản lý hồ sơ sinh viên. Nếu ta quản lý bằng tên thì sẽ xảy ra rất nhiềutrường hợp tên bị trùng nhau. Nếu ta thêm các yếu tố khác kèm theo như địa chỉ, ngày sinh, quêquán...v.v thì việc quản lý trở nên rất rườm rà, phức tạp mà vẫn không loại trừ được khả năngtrùng nhau. Nếu ta gán cho mỗi một sinh viên 1 mã số ID khác nhau thì việc quản lý hồ sơ sẽ trởnên thuận tiện hơn nhiều. Từ mã số ID, ta có thể tìm ra số liệu về sinh viên tương ứng. Như vậy,quá trình gán mã số ID cho mỗi hồ sơ sinh viên được gọi là mã hóa; còn quá trình dựa trên mã sốID để xác định thông tin về s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: