Danh mục

Bài giảng tóm tắt môn Dự án đầu tư: Phần 2 - GV. Trần Đức Luân

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.20 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 bài giảng "Dự án đầu tư" sẽ cung cấp cho người học kiến thức trọng tâm về: Phân tích tài chính dự án; Phân tích ngân lưu tài chính dự án; Phân tích kinh tế xã hội dự án; Phân tích rủi ro của dự án;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng tóm tắt môn Dự án đầu tư: Phần 2 - GV. Trần Đức Luân lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN Các bước phân tích tài chính dự án (1) Lập bảng thông số (2) Lập bảng kế hoạch đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. (3) Lập lịch vay và trả nợ (4) Lập bảng dự kiến về sản lượng và doanh thu (5) Lập bảng chi phí sản xuất (6) Lập bảng kế hoạch khấu hao (7) Lập bảng chiết tính lời lỗ (8) Lập bảng thay đổi nhu cầu vốn lưu động (9) Xây dựng báo cáo ngân lưu tài chính theo các quan điểm (10) Tính toán các chỉ tiêu thẩm định dự án (11) Phân tích rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro (12) Đánh giá và nhận xét tính khả thi về mặt tài chính của dự án. 5.1 Thông số dự án Tại sao phải lập bảng thông số? Bảng thông số là toàn bộ các dữ liệu dùng để tính toán trong dự án. Các dữ liệu này được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp, sơ cấp, và đôi khi từ những số liệu dự báo hoặc phán đoán của chủ đầu tư (khi không có đủ số liệu). Các thông số này cần trung thực, tránh trường hợp nâng cao hay hạ thấp giá trị của một biến số nào đó trong bảng thông số. Bảng thông số là được hiểu là nhập lượng hay được gọi là “đầu vào” của quá trình phân tích dự án. Sản phẩm cuối cùng của việc phân tích tài chính dự án đó chính là bảng báo cáo ngân lưu dự án và các chỉ tiêu đánh giá đầu tư. Kết quả phân tích tài chính dự án có chất lượng hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào thông số “đầu vào”. Do vậy, giá trị đại diện cho các biến số trong bảng thông số là hết sức quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định đầu tư. Bảng thông số cần được sắp xếp thành nhóm, ví dụ như nhóm tài sản đầu tư, nhóm vay và trả nợ, nhóm sản lượng, nhóm giá bán sản phẩm, nhóm giá đầu vào,… để 53 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com) lOMoARcPSD|16911414 -người phân tích dự án có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin. Việc phân tích tài chính nên thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel, vì phần mềm này cho phép chúng ta thực hiện các phép tính từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó, các công cụ như Goalseek, Data Table, Scenario Manager, hoặc tích hợp thêm phần mềm Crystal ball để giúp chúng ta thực hiện rất nhiều cái hay trong việc phân tích độ nhạy và phân tích mô phỏng. Bên cạnh đó, Microsoft Excel có trang bị đầy đủ các hàm tài chính như IRR(), PV(), NPV(), PMT() … cho phép chúng ta tiết kiệm được thời gian tính toán mà có được mức độ chính xác tuyệt đối. Ví dụ: Bảng thông số dự án 5.2 Các bảng phụ trợ và hạng mục ngân lưu cơ bản *Bảng kế hoạch đầu tư Bảng kế hoạch đầu tư thể hiện tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và lãi vay trong thời kỳ xây dựng (nếu có). Để tính toán chúng ta có thể lập bảng theo mẫu sau: 54 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com) lOMoARcPSD|16911414 Bảng 1. Kế hoạch đầu tư Khoản mục Giai đoạn xây dựng Giai đoạn sản xuất Năm 1 Năm 2 --- Năm 1 Năm 2 --- 1. Vốn cố định (a) 2. Vốn lưu động (b) 3. Lãi vay trong giai đoạn xây dựng (c) 4. Tổng vốn đầu tư (d) Chi tiết các khoản mục trong bảng 1 sẽ lần lượt được trình bày theo các mục (a), (b), (c) và (d) dưới đây như sau: Vốn cố định Được xác định dựa vào chi phí xây dựng cơ bản của dự án và các chi phí khác có liên quan trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị (bao gồm cả lắp đặt, chạy thử), chi phí cây con giống (nếu là cây lâu năm và súc vật sinh sản), bằng phát minh sáng chế…Các chi phí khác có liên quan như: chi phí công trình tạm, chi phí tư vấn xây dựng, chi phí quản lý ban đầu…. Lưu ý rằng có loại chi phí không được đưa vào dự án đó là chi phí chìm. Rất nhiều dự án đầu tư chỉ mang tính bổ sung thêm cho những hoạt động kinh tế đang có, do vậy phần lợi ích và chi phí có liên quan tới các dự án mới chỉ là phần tăng thêm. Những khoản chi trước đây, hiện đã trở thành trách nhiệm tài chính trong tương lai của công ty sẽ không được tính đến trong khi lập và thẩm định dự án mới. Các khoản chi đã thực hiện trước đây được gọi là “chi phí lịch sử” hay “chi phí chìm” và chúng ta không được tính tới những khoản chi này khi phân tích tài chính dự án. Vốn lưu động Vốn lưu động của dự án được xác định dựa vào nhu cầu về chi phí sản xuất và chi phí lưu thông của dự án. Có thể viết khái quát như sau: Vốn lưu động = chi phí sản xuất + chi phí lưu thông Chi phí sản xuất bao gồm: 55 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com) lOMoARcPSD|16911414 - Chi phí nguyên vật liệu, phân bón, vật tư nông nghiệp - Tiền lương, BHXH - Chi phí sửa chữa, phụ tùng thay thế - Chi phí bao bì, đóng gói - Chi phí sản xuất khác. Chi phí lưu thông bao gồm: - Chi phí (giá thành) sản phẩm dở dang - Chi phí (giá thành) thành phẩm tồn kho - Chi phí (giá thành) hàng hoá bán chịu - Tiền mặt đang nằm trong lưu thông - Chi phí lưu thông khác Vốn lưu động cũng là một khoản khó tính toán chính xác khi lập dự án mà chỉ có thể dự trù một cách tương đối. Căn cứ vào mức tối thiểu của tài sản lưu động nợ và tài sản lưu động có, nghĩa là: Vốn lưu động thuần tuý = Tài sản lưu động có – Tài sản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: