Danh mục

Bài giảng Trầm cảm và lo âu tình trạng bệnh lý phối hợp trong thực hành lâm sàng - PGS.TS. Trần Hữu Bình

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 568.64 KB      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Trầm cảm và lo âu tình trạng bệnh lý phối hợp trong thực hành lâm sàng" trình bày các nội dung chính sau đây: tiếp cận thuật ngữ bệnh học trầm cảm và lo âu; tình trạng bệnh lý phối hợp trầm cảm - lo âu trong thực hành lâm sàng; mối liên quan cảm xúc với hệ thần kinh thực vật, nội tiết trong thực hành lâm sàng; mối liên quan Tâm thần - Cơ thể, quan điểm động học lâm sàng; điều trị rối loạn trầm cảm - lo âu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Trầm cảm và lo âu tình trạng bệnh lý phối hợp trong thực hành lâm sàng - PGS.TS. Trần Hữu Bình TRẦM CẢM VÀ LO ÂU TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG PGS.TS.TRẦN HỮU BÌNH BỘ MÔN TÂM THẦN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN BỆNH VIỆN BẠCH MAI ĐẶT VẤN ĐỀ • Kỷ nguyên hiện đại của nền văn minh hiện nay phát sinh nhiều tình huống phức tạp – kỷ nguyên của trầm cảm và lo âu. Bởi lẻ, liên quan đến sự biến đổi nhanh chóng trong mọi mặt của đời sống xã hội: đối mặt với cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt, những qui luật khắt khe của cơ chế thị trường, sự đổi thay các nấc thang giá trị về đạo lý cương thường,... gây ra những xung đột, lo âu - trầm cảm cho nhiều cá nhân, gia đình và xã hội ở những mức độ khác nhau. NỘI DUNG TRÌNH BÀY + Tiếp cận thuật ngữ bệnh học trầm cảm và lo âu + Tình trạng bệnh lý phối hợp trầm cảm - lo âu trong thực hành lâm sàng + MốI liên quan cảm xúc với hệ thần kinh thực vật, nội tiết trong thực hành lâm sàng + Mối liên quan Tâm thần – Cơ thể, quan điểm động học lâm sàng + Điều trị rối loạn trầm cảm - lo âu I. TIẾP CẬN THUẬT NGỮ BỆNH HỌC TRẦM CẢM - LO ÂU • Các khái niệm + Bệnh tâm căn - bệnh căn nguyên tâm lý, là những tập tính không thích hợp (thói quen bệnh lý) xuất hiện theo cơ chế tập nhiễm trong hoàn cảnh gây lo âu. Đáp ứng lo âu là chủ yếu trong tâm căn. + Lo bình thường, là hiện tượng tâm lý phổ biến, trước một câu hỏi chưa có sự giải đáp về cuộc sống, cái sống chết và thiên tai. + Lo bệnh lý (lo âu), là lo quá mức, dai dẳng không thực, không tương xứng với sự đe doạ được cảm thấy. I. TIẾP CẬN THUẬT NGỮ BỆNH HỌC TRẦM CẢM - LO ÂU 1. Các khái niệm + Lo âu, là cảm giác lo sợ lan toả hết sức khó chịu, mang tính chất mơ hồ, kèm theo một hay nhiều triệu chứng cơ thể, ở trong trạng thái không yên lòng về việc gì đến mức thường xuyên và sâu sắc. + Sợ, là trạng thái tâm lý xuất hiện trước một đối tượng cụ thể, có mối quan hệ rõ ràng giữa đối tượng và bản thân. + Hoảng sợ, là trạng thái mất tự chủ đột ngột do sợ hãi trước đe doạ bất ngờ. - Lo âu là biểu hiện hay gặp của nhiều rối loạn tâm thần và cơ thể khác. Trầm cảm và lo âu thường đi kèm với nhau. I. TIẾP CẬN THUẬT NGỮ BỆNH HỌC TRẦM CẢM - LO ÂU 2. Lịch sử và phân loại trầm cảm - lo âu “Lo âu và trầm cảm” hay “Trầm cảm và lo âu”- phản ảnh hai thực thể lâm sàng khó tách rời. + Giữa TK 19, thuật ngữ bệnh học nhằm chỉ hoặc “trầm cảm” hoặc “lo âu”, nghĩa là một bệnh nhân chỉ có một chẩn đoán, không thể xuất hiện cả hai trạng thái lo âu và trầm cảm trong cùng một thời điểm; và kéo dài mãi đến những năm 70. + Những năm 90 trở lại đây, bắt đầu tiếp cận thuật ngữ “tình trạng bệnh lý phối hợp”, dựa trên những khái niệm “đồng xuất hiện” các triệu chứng trầm cảm và lo âu trong thực hành lâm sàng; và được coi là hệ quả lâm sàng của tình trạng bệnh lý phối hợp trong lĩnh vực tâm thần, cơ thể. I. TIẾP CẬN THUẬT NGỮ BỆNH HỌC TRẦM CẢM - LO ÂU Phân loại các rối loạn cảm xúc - lo âu • Các rối loạn cảm xúc (RLCX): - Rối loạn trầm cảm (RLTC) (F32) - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) – trầm cảm (F31.3) - Trầm cảm tái diễn (F33) - Rối loạn khí sắc chu kỳ (F34) I. TIẾP CẬN THUẬT NGỮ BỆNH HỌC TRẦM CẢM - LO ÂU Phân loại các rối loạn cảm xúc - lo âu • Các rối loạn lo âu: - Rối loạn ám ảnh sợ (F40) - Các rối loạn lo âu (RLLÂ) khác: + Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F41.2) + Rối loạn hoảng sợ (F41.0) + Rối loạn lo âu lan toả (F41.1) - Rối loạn Stress sau sang chấn (F43.1) II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 1. Tính thường gặp - Sự phối hợp các triệu chứng trầm cảm và lo âu trên cùng một bệnh nhân. - Tình trạng bệnh lý phối hợp là thường gặp trong thực hành lâm sàng: + Tần suất cao ở cả hai giới (60%), nam/ nữ: 1/2 + Rối loạn lo âu là tiền triệu của trầm cảm II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU - Sự phối hợp giữa rối loạn trầm cảm và lo âu biểu hiện: 1.1. Tình trạng bệnh lý phối hợp trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn (49%). Nét đặc trưng của rối loạn (RL) Stress sau sang chấn: + Lo sợ, “mãnh hồi ức” sang chấn + Những cơn ác mộng với cảm giác “tê cóng” + Thái độ tránh né các hoạt động, hoàn cảnh gợi sang chấn. Trong diễn tiến của RL stres sau sang chấn thường có trầm cảm phối hợp, gặp 49%. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 1.2. Sự phối hợp trầm cảm và RL hoảng sợ (50-65%). Nét đặc trưng chính là những cơn lo âu tái diễn: + Hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực, cảm giác bị chóng mặt, xây xẩm + Vã mồ hôi, run, co thắt cơ + Cảm giác bị nghẹt thở, buồn nôn; cảm giác tê bì, lạnh run, nóng bừng. + Tri giác sai thực tại hoặc giải thể nhân cách. Tỉ lệ bệnh lý phối hợp thường gặp 50-65%. II. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ PHỐI HỢP TRẦM CẢM VÀ LO ÂU 1.3. Sự phối hợp trầm cảm và lo âu ám ảnh sợ (33%). Nét đặc trưng của lo âu ám ảnh sợ: + Bệnh nhân tránh né các hoàn cảnh và đối ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: