Danh mục

Bài giảng Tự động hoá quá trình sản xuất - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 121      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.70 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tự động hóa quá trình sản xuất là môn học nằm trong chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí ở các trường đại học kỹ thuật, môn học nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các cơ cấu tự động hóa, hệ thống thiết bị chính của dây chuyền sản xuất tự động, các hệ thống sản xuất tự động hiện đại ngày nay đang được sử dụng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tự động hoá quá trình sản xuất - ĐH Phạm Văn ĐồngUBND TỈNH QUẢNG NGÃITRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG-------------------BÀI GIẢNGTỰ ĐỘNG HÓA QUÁTRÌNH SẢN XUẤTDÀNH CHO BẬC ĐẠI HỌC TÍN CHỈ (30 tiết)Biên soạn: ThS.Trần Thanh TùngQuảng Ngãi, tháng 5 năm 2014LỜI NÓI ĐẦUTự động hóa quá trình sản xuất là xu hướng phát triển tất yếu trong giai đoạn hiệnnay, tất cả các cải tiến, phát minh sáng chế trong kỹ thuật đều nhằm mục đích giảiphóng con người khỏi sự tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành khoa học về điều khiển,công nghệ thông tin, tự động hóa, thì việc áp dụng các thành tựu của các ngành vàoviệc cải tiến các máy móc, dây chuyền sản xuất để tăng khả năng tự động hóa là yêucầu cấp thiết hiện nay đối với nền sản xuất trong nước cũng như trên thế giới. Bên cạnhđó, việc áp dụng tự động hóa quá trình sản xuất sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho conngười như: tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sảnphẩm….Tự động hóa quá trình sản xuất là môn học nằm trong chương trình đào tạo kỹ sưcơ khí ở các trường đại học kỹ thuật, môn học nhằm cung cấp cho người học nhữngkiến thức cơ bản về các cơ cấu tự động hóa, hệ thống thiết bị chính của dây chuyền sảnxuất tự động, các hệ thống sản xuất tự động hiện đại ngày nay đang được sử dụng.Bài giảng được biên soạn trên cơ sở tham khảo các tài liệu chuyên ngành tự độnghóa trong nước và quốc tế, cập nhật những kiến thức mới về lĩnh vực tự động hóa đượcáp dụng trong thực tế. Ngoài ra, bài giảng dựa trên những hiệu chỉnh thiếu sót trướcđây trong quá trình giảng dạy môn học này và trong các bài giảng trước. Bài giảng làtài liệu tham khảo chính cho sinh viên, giáo viên giảng dạy môn Tự động hóa quá trìnhsản xuất.Trong quá trình biên soạn bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mọiphản hồi góp ý cho tác giả xin gửi về Bộ môn cơ khí - Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ Đại Học Phạm Văn Đồng.Tác giảChương 1CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤTSau khi học xong chương này sinh viên cần nắm được những nội dung sau:+ Lịch sử và sự ra đời của tự động hóa quá trình sản xuất.+ Các khái niệm cơ bản về tự động hóa và cách phân biệt các dạng tự độnghóa, hiểu được tại sao cần phải tự động hóa sản xuất trình các ngành sản xuất, hiệuquả mang lại của việc tự động hóa quá trình sản xuất.+ Cấu trúc cơ bản của một hệ thống sản xuất tự động gồm những thành phầnchính nào.1.1 Lịch sử phát triển của tự động hóa quá trình sản xuấtTự động hóa theo tiếng Hy lạp có nghĩa là “ tự chuyển động ”. Ở đây chúng tahiểu thuật ngữ tự động hóa là thực hiện quá trình sản xuất mà trong đó tất cả các tácđộng cần thiết để thực hiện nó, kể cả việc điều khiển quá trình được tiến hànhkhông có sự tham gia của con người.Hiện nay tự động hóa đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất vàtrong công nghiệp người ta nói thế kỷ 21 này là thế kỷ của tự động hóa và điềukhiển tự động .Nhưng nếu nhìn nhận kỹ nguồn gốc thì ta thấy TĐH có nguồn gốc từ cổ xưa.+ Vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Heerron ở Ai Cập đã làm những mànmúa rối với nhiều loại con rối tự động.+ Đến thế kỷ 17-18 nhiều loại đồ chơi tự động và đồng hồ tự động đã xuất hiện.+ Sau đó đến thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 trong giai đoạn cách mạng công nghiệp ởChâu Âu tự động hóa mới thâm nhập vào thực tế sản xuất.+ Năm 1765 xuất hiện bộ điều chỉnh tự động mức trong nồi hơi của Pôndunnop+ Năm 1784 bộ điều chỉnh tốc độ trong nồi hơi của Giôn Oát đã xuất hiện.+ Năm 1798 Henry Nandsley ở nước Anh mới dùng vít-đai ốc để dịch bàn máy.+ Năm 1873 Spender đã chế tạo máy tiện tự động có ổ cấp phôi và trục phân phốivới cam đĩa và cam thùng.Đến năm 1880 thì nhiều hãng trên thế giới như Pittler Ludwig Lowe (Đức),RSA (Anh) …đã chế tạo máy tiện tự động Rowvonve dùng phôi thép thanh. Sau đóxuất hiện máy tiện tự động tiện dọc định hình.Tự động hóa quá trình sản xuất1Chương 1Vào đầu thế kỷ 20 bắt đầu có máy tự động nhiều trục chính máy tự động tổhợp đường dây tự động liên kết mềm và liên kết cứng dùng trong sản xuất hàng loạthàng khối. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của điều khiển học và các quy luậtchung của quá trình điều khiển và truyền tin trong các hệ thống có tổ chức đã gópphần đẩy mạnh sự phát triển và ứng dụng của tự động hóa các quá trình sản xuấtvào công nghiệp.Trong những năm gần đây, các nước có nền công nghiệp phát triển tiến hànhrộng rãi tự động hóa trong sản xuất loạt nhỏ. Điều này phản ánh xu thế chung củamột nền kinh tế thế giới chuyển từ sản xuất loạt lớn và hàng khối sang sản xuất loạtnhỏ và hàng khối thay đổi.Nhờ những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin và các lĩnh vực khoa họckhác, ngành công nghiệp gia công cơ của thế giới trong những năm cuối của thế kỷ20 đầu thế kỷ 21 đã có những thay đổi sâu sắc.1.2 Các khái niệm tự động hóaTự động hóa quá trình sản xuất là một công nghệ sản xuất sử dụng các hệthống cơ khí, điện tử, máy tính để hoạt đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: